Xây dựng quy chuẩn cho hàng hóa đặc sản địa phương
- Ngày đăng: 19-08-2018 13:49:12
- Lượt xem: 1.255
Bên cạnh việc triển khai thực hiện quy chuẩn quốc gia (QCVN), một số Chi cục đã quan tâm hơn đến vấn đề tổ chức xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương cho sản phẩm, hàng hoá đặc trưng của tỉnh.
Xây dựng quy chuẩn cho hàng hóa đặc sản địa phương
(19/08/2018) Xây dựng quy chuẩn cho hàng hóa đặc sản địa phương
Bên cạnh việc triển khai thực hiện quy chuẩn quốc gia (QCVN), một số Chi cục đã quan tâm hơn đến vấn đề tổ chức xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương cho sản phẩm, hàng hoá đặc trưng của tỉnh.
Các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương (Chi cục) là cánh tay nối dài của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về TCĐLCL và kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định pháp lý về TCĐLCL.
CHIA SẺ CHIA SẺMè xửng Huế đã có quy chuẩn địa phương từ ngày 1/1/2018.
Hoạt động quản lý tiêu chuẩn và quy chuẩn, thời gian qua đã được các Chi cục triển khai mạnh mẽ ở các địa phương. Các Chi cục tiếp tục thực hiện hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp tăng cường hoạt động tiêu chuẩn hoá, chú trọng xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố phù hợp tiêu chuẩn, đăng ký mã số mã vạch theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản hiện hành.
Với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới trong thời gian vừa qua, các cơ sở, doanh nghiệp cũng đã quan tâm hơn đến công tác xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố phù hợp tiêu chuẩn.
Theo báo cáo của các Chi cục, năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 các Chi cục đã hướng dẫn cho khoảng hơn 700 cơ sở, doanh nghiệp xây dựng hơn 700 TCCS, tập trung vào các tỉnh, thành phố như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Thanh Hóa.
Có khoảng 1.000 cơ sở, doanh nghiệp công bố tiêu chuẩn áp dụng cho hơn 2.000 loại sản phẩm hàng hóa, tập trung vào các tỉnh, thành phố như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa...
Cấp hơn 600 thông báo tiếp nhận công bố hợp chuẩn, tập trung vào các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Hà Nội, Hà Tĩnh, Long An, Nghệ An....
Bên cạnh hoạt động tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, một số Chi cục đã tiến hành kiểm tra hồ sơ công bố hợp chuẩn, tuy nhiên, hoạt động này chưa nhiều.
Về hoạt động quản lý quy chuẩn kỹ thuật, các Chi cục tiếp tục tiếp nhận thông báo công bố hợp quy của các cơ sở, doanh nghiệp. Năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, các Chi cục đã cấp hàng nghìn thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, tập trung vào các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Hưng Yên...
Bên cạnh việc triển khai thực hiện QCVN, một số Chi cục đã quan tâm hơn đến vấn đề tổ chức xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương cho sản phẩm, hàng hoá đặc trưng của tỉnh, thành phố.
Hiện, Thừa Thiên – Huế đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương cho sản phẩm tôm chua Huế và đang xây dựng quy chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm mè xửng Huế; An Giang sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn kỹ thuật về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn thực phẩm cá khô và cá mắm An Giang; Trà Vinh đang xây dựng Quy trình sản xuất và sản phẩm bánh tét Trà Cuôn, Quy trình kỹ thuật nuôi hàu trên sông nước lợ, mặn, quy trình thay thế thủy sản bằng rập tròn; Bình Phước đang xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về hạt điều nguyên liệu.
Theo ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương cho các sản vật của tỉnh nhằm đảm bảo giữ được chất lượng sản phẩm cũng như duy trì, phát triển các sản phẩm truyền thống của tỉnh ra thị trường.
“Quy chuẩn quy định các chỉ tiêu chất lượng, an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với sản phẩm mè xửng Huế. Theo đó, các sản phẩm mè xửng được sản xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn này trước khi lưu thông trên thị trường theo quy định", ông Thọ cho biết.
Thông tin từ Tổng cục TCĐLCL, không chỉ đẩy mạnh thực hiện triển khai áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn cho hàng hóa, nhiều địa phương với sự hỗ trợ của Chi cục, việc triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc và ứng dụng mã số mã vạch vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành phố cũng được đẩy mạnh nhằm hỗ trợ cơ quan quản lý và người tiêu dùng trong quá trình giám sát chất lượng và nguồn gốc sản phẩm.
Bảo Anh
Nguồn: VietQ.vn
Bài viết khác
- Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển: Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang Thụy Điển
- Châu Âu áp dụng quy định mới nhằm giảm thiểu rác thải nhựa
- Thủ tướng: Phát triển ngành Halal vừa là ’cơ hội vàng’, vừa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc
- Áp lực ’phải vừa xanh, vừa chuyển đổi số’ của doanh nghiệp
- Phòng ngừa cháy nổ từ sớm, từ xa
- Xuất khẩu nông sản: Thiếu bền vững nếu không tận dụng công nghệ cao
- Để sản phẩm khoa học công nghệ trong nông nghiệp không chỉ “nằm trên giấy”
- Xuất khẩu hạt điều 5 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Lâm Đồng: Kiểm tra 152.150 m2 diện tích kho chứa nông sản
- Lấy lại uy tín hạt điều Việt Nam
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Mã | Mua | CK | Bán |