Đột phá vì nền công nghiệp hàm lượng công nghệ cao
- Ngày đăng: 25-03-2018 14:16:04
- Lượt xem: 1.019
Để thúc đẩy công nghiệp (CN) phát triển nhanh và hiệu quả, tạo nhiều sản phẩm CN có giá trị gia tăng cao như: chế biến; vật liệu xây dựng cao cấp, cơ khí chế tạo, thiết bị, phụ tùng và sửa chữa...
Bình Phước: Đột phá vì nền công nghiệp hàm lượng công nghệ cao
(25/03/2017) Đột phá vì nền công nghiệp hàm lượng công nghệ cao
Để thúc đẩy công nghiệp (CN) phát triển nhanh và hiệu quả, tạo nhiều sản phẩm CN có giá trị gia tăng cao như: chế biến; vật liệu xây dựng cao cấp, cơ khí chế tạo, thiết bị, phụ tùng và sửa chữa... Sở Công thương đã có nhiều chính sách ưu tiên, đặc biệt tiếp tục tham mưu UBND tỉnh bổ sung chính sách thích hợp để vừa phát triển doanh nghiệp (DN) vừa hướng đến CN chế biến hàng nông sản, CN hỗ trợ gắn liền với lợi thế so sánh của tỉnh vì mục tiêu trở thành tỉnh CN trong tương lai gần.
TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ DN PHÁT HUY TIỀM NĂNG, LỢI THẾ
Bình Phước hiện có khoảng hơn 900 DN công nghiệp, chiếm 20% DN trong toàn tỉnh, số lượng này chưa đáp ứng mong đợi của tỉnh. Chính vì vậy, lãnh đạo tỉnh hiện rất quan tâm cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút DN phát triển sản xuất CN trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tăng DN khởi nghiệp. Đồng thời tỉnh cũng tích cực hỗ trợ DN sản xuất - kinh doanh CN hỗ trợ có hiệu quả, tạo thêm nhiều sản phẩm giá trị cho tỉnh, tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động. Năm 2016, đã có 110 dự án trên địa bàn tỉnh được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 6.700 tỷ đồng, tăng 100% số dự án và 25% vốn so với năm 2015.
Bình Phước chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, hướng tới một nền công nghiệp hàm lượng công nghệ cao
Ông Nguyễn Anh Hoàng, Giám đốc Sở Công thương cho biết: “Mặc dù mong muốn trở thành tỉnh CN nhưng không có nghĩa tất cả huyện, thị xã phải phấn đấu trở thành huyện, thị xã CN. Phát triển cụm CN đang được tỉnh chú trọng ưu tiên với bước đi vững chắc hướng đến mục tiêu Bình Phước phải là tỉnh đi đầu về CN chế biến và chế biến sâu dựa trên hàng nông sản có thương hiệu. Hiện 2/3 nguồn lao động tương ứng trên 40.000 người làm việc ở CN chế biến, chế tạo cho thấy, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất giày da đang thể hiện vai trò trụ cột liên tục và chủ đạo trong CN chế biến của tỉnh về giá trị sản xuất CN. Dựa vào lợi thế để tạo đột phá là bước đi đúng và hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội mới".
Ở Bình Phước, CN chế biến, chế tạo thời gian qua đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), chiếm hơn 90% giá trị sản xuất CN của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu cũng chủ yếu từ những mặt hàng này và tăng liên tục trong nhiều năm. Đơn cử, xuất khẩu ở tỉnh năm 2015 đạt khoảng 1 tỷ USD và trên 1,35 tỷ USD năm 2016. Trong đó, mặt hàng nổi bật phải kể đến như: hạt điều nhân ước thực hiện 58.873 tấn, mủ cao su thành phẩm ước đạt 211.451 tấn; cả 2 sản phẩm cùng tăng gần 1/3 so với năm 2015.
Những thành quả nêu trên cũng cho thấy, ngoài vai trò quản lý và điều hành của tỉnh thì việc biết phát huy lợi thế trong CN chế biến đã giúp cả hai khu vực tư nhân và nhà nước tích cực đầu tư vào nền kinh tế với tỷ trọng ngang nhau (khoảng trên 80%) cùng với sự nỗ lực của khu vực FDI (vốn đầu tư nước ngoài). Điểm quan trọng nữa là khu vực tư nhân từ hàm lượng công nghệ ở xuất phát điểm thấp nhất đã phấn đấu ngang bằng khu vực FDI.
Nhận rõ tầm quan trọng đó, tỉnh đã có nhiều chính sách thúc đẩy kết nối DN khu vực FDI với DN trong tỉnh và giữa các tỉnh với nhau. Đặc biệt khai thác mạnh thông tin nhu cầu nguyên liệu đầu vào trong khu vực FDI để khơi dậy những ý tưởng phát triển sản phẩm CN hỗ trợ ngay tại địa phương. Thu hút đầu tư phải có sự ưu tiên có chọn lọc về CN hỗ trợ ở các lĩnh vực: công nghệ cam kết sử dụng; nhu cầu sử dụng đất đai, tài nguyên, vốn, lao động, cơ sở hạ tầng, năng lượng để đảm bảo bền vững về mặt môi trường đầu tư và sản xuất - kinh doanh.
ĐỘT PHÁ VÌ MỤC TIÊU TRỞ THÀNH TỈNH CN
Nói đến đặc thù CN Bình Phước thì sản xuất, chế biến nông - lâm sản là ngành hàng chủ lực. Chính vì thế, lãnh đạo tỉnh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020, cơ cấu nội bộ ngành CN phải đảm bảo được vai trò và thế mạnh đóng góp trong lĩnh vực CN chế biến, chế tạo; phát triển nền tảng của CN hỗ trợ; hướng tới khai thác và phát triển chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và giá trị xuất khẩu lớn; cung ứng những sản phẩm CN hỗ trợ. Theo đó, CN Bình Phước ưu tiên sản xuất sản phẩm từ hạt điều; cao su và plastic; kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; may mặc, da...
Lãnh đạo tỉnh hiện rất quan tâm chỉ đạo nâng cấp, mở rộng các công trình hạ tầng kỹ thuật cơ bản để phục vụ phát triển CN và thương mại. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư và các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, lối mở của tỉnh nhằm phát triển kinh tế biên mậu. Hỗ trợ DN xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường. Trong đó ưu tiên các sản phẩm chủ lực, ưu tiên và mũi nhọn của tỉnh.
Để phát triển kinh tế tỉnh dựa vào những bước đột phá CN, năm 2015, Sở Công thương đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành công thương tỉnh Bình Phước phục vụ sự nghiệp CN hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đến năm 2020". Đề án đã chỉ ra lợi thế so sánh việc thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2015-2020. Trong đó, nhóm ngành CN chế biến, chế tạo phải đảm bảo duy trì được tỷ trọng 94% khu vực CN.
Ông Nguyễn Anh Hoàng chia sẻ thêm: “Để đạt được mục tiêu đề ra, lãnh đạo ngành công thương đã đưa ra nhiều giải pháp mang tính chiến lược cũng như thực hiện hằng năm. Theo đó, ngành tiếp tục hỗ trợ phát triển cụm CN, đầu tư đẩy mạnh CN sơ chế và bảo quản nông sản sau thu hoạch; tạo đà lan tỏa CN chế biến sâu nông - lâm sản trên địa bàn. Đồng thời, sở tham mưu UBND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ DN; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả điều hành quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở mà trước mắt triển khai tích cực, có hiệu quả Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 7-1-2016 của UBND tỉnh ban hành quy định về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh trước khi Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đi vào cuộc sống".
Cơ chế, chính sách chính cũng như tái cơ cấu ngành CN tỉnh là hành động thiết thực, cụ thể hóa sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng CN như Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã đề ra. “Tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng trong lĩnh vực này cần được quan tâm đúng mức để đảm bảo duy trì tầm quan trọng phát triển tổng sản phẩm GRDP của tỉnh. Sắp xếp lại các nhóm ngành và phân ngành theo mục tiêu ưu tiên để đảm bảo tính thực tiễn và toàn diện. Từ đó phân bổ nguồn lực hợp lý ở từng huyện, thị, đơn vị. Đó cũng là tiền đề quan trọng mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Xây dựng nền tảng thương mại nội tỉnh ổn định, vững chắc; quy mô được mở rộng và trình độ phát triển sẽ tương thích với nhu cầu phát triển CN và sự liên kết thương mại nội vùng" - ông Nguyễn Anh Hoàng khẳng định.
Ngọc Tú
Nguồn: Báo Bình Phước
Bài viết khác
- Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển: Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang Thụy Điển
- Châu Âu áp dụng quy định mới nhằm giảm thiểu rác thải nhựa
- Thủ tướng: Phát triển ngành Halal vừa là ’cơ hội vàng’, vừa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc
- Áp lực ’phải vừa xanh, vừa chuyển đổi số’ của doanh nghiệp
- Phòng ngừa cháy nổ từ sớm, từ xa
- Xuất khẩu nông sản: Thiếu bền vững nếu không tận dụng công nghệ cao
- Để sản phẩm khoa học công nghệ trong nông nghiệp không chỉ “nằm trên giấy”
- Xuất khẩu hạt điều 5 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Lâm Đồng: Kiểm tra 152.150 m2 diện tích kho chứa nông sản
- Lấy lại uy tín hạt điều Việt Nam
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Mã | Mua | CK | Bán |