Xuất khẩu hạt điều nhân đạt trên 3,6 tỷ USD
- Ngày đăng: 04-01-2024 16:40:46
- Lượt xem: 1.076
(03/1/2024) Xuất khẩu hạt điều nhân đạt trên 3,6 tỷ USD
Hết năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hạt điều nhân của Việt Nam đạt trên 3,6 tỷ USD. Trong tháng 2/2024, Hội nghị Điều quốc tế sẽ được tổ chức tại tỉnh Quảng Bình, tập trung bàn các giải pháp định hình cung cầu, định hướng giá mua, giá bán đối với điều thô và điều nhân trên phạm vi toàn cầu.
Theo thông tin vừa cập nhật ngày 3/1 của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), tính đến hết tháng 12/2023, các doanh nghiệp ngành điều của Việt Nam đã xuất khẩu vượt ngưỡng 600.000 tấn điều nhân, kim ngạch đạt trên 3,6 tỷ USD.
Ông Nguyễn Minh Họa, Phó Chủ tịch Vinacas cho biết, hiện Việt Nam giữ vị trí số một thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu hạt điều, chiếm tới 80% tổng sản lượng toàn cầu trong 16 năm liên tiếp. Tuy nhiên, ngành điều Việt Nam đang bộc lộ sự bất ổn. Nguyên nhân chính là do tình trạng phát triển quá nóng các cơ sở sản xuất, chế biến điều quy mô nhỏ. Việc này khiến cho công suất chế biến vượt quá nhu cầu tiêu thụ và các doanh nghiệp phải cạnh tranh lẫn nhau để tranh mua nguyên liệu, tranh bán điều nhân.
Theo Vinacas, tình trạng tranh mua, tranh bán này đã kéo dài nhiều năm nhưng chưa được giải quyết triệt để. Hiệp hội này kêu gọi các doanh nghiệp toàn ngành trong năm 2024 không nên vội vàng mua điều thô và dự trữ nhiều khi chưa có hợp đồng bán điều nhân.
Trong tháng 2 tới, Vinacas sẽ tổ chức Hội nghị Điều quốc tế tại Quảng Bình. “Tại đây, Hiệp hội sẽ cùng với các tổ chức, doanh nghiệp và các chuỗi cung ứng nguyên liệu, nhà tiêu thụ điều nhân trên thế giới “ngồi lại với nhau" để bàn các giải pháp tái định hình cung cầu, định hướng giá mua, giá bán" – ông Họa cho biết.
![]() |
Sản lượng điều nhân xuất khẩu của Việt Nam chiếm 80% tổng sản lượng toàn cầu trong nhiều năm qua |
Theo dự báo, thị trường hạt điều toàn cầu được sẽ có mức tăng trưởng bình quân 4,6% trong giai đoạn 2022-2027. Trong năm 2024, ngành điều được đánh giá có triển vọng tốt từ các thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành này cho biết, từ 2019 đến nay biên lợi nhuận của sản xuất – xuất khẩu điều đang sụt giảm liên tục, do chênh lệch giá điều thô nguyên liệu nhập khẩu và giá điều nhân xuất khẩu ngày càng thu hẹp. Vì thế, các doanh nghiệp cần đoàn kết để chung tay điều tiết giá nhập khẩu nguyên liệu điều thô và giá điều nhân chế biến. Đồng thời, thực hiện chuyển đổi sản xuất theo hướng xanh nhằm đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu.
Thạch BìnhNguồn: Thời Báo Ngân hàng
Bài viết khác
- Thủ tướng: Thương trường là chiến trường, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho doanh nhân và phát động toàn dân thi đua làm giàu
- Senegal muốn nhập khẩu gạo, gia vị, cà phê, trà... của Việt Nam và xuất khẩu điều thô
- Việt Nam chi hàng trăm triệu đô nhập hạt điều từ Campuchia
- Choáng ngợp về nông sản Việt Nam
- Xuất khẩu nông lâm thủy sản 4 tháng tăng hơn 10%, Hoa Kỳ là thị trường lớn
- Giảm “áp lực” từ thị trường Hoa Kỳ, ngành điều Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu mới
- Chi cục Hải quan khu vực 2: Hàng xuất sang Mỹ bị hủy gần 14 tỉ đồng trong nửa tháng 4
- Sẽ ký 4 thỏa thuận trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc
- Đề xuất Mỹ miễn trừ thuế đối với thủy sản, điều, cà phê, tiêu
- Tổng thống Trump hoãn thời hạn áp thuế: Hàng nông sản được xuất khẩu bình thường, tin tưởng vào sự ứng biến của doanh nghiệp
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Mã | Mua | CK | Bán |