Hiệu quả cao từ công nghệ sấy vi sóng trong bảo quản, chế biến nông sản và thực phẩm
- Ngày đăng: 21-04-2019 15:44:46
- Lượt xem: 1.734
(19/4/2019) Hiệu quả cao từ công nghệ sấy vi sóng trong bảo quản, chế biến nông sản và thực phẩm
Hiện nay, nhu cầu về sử dụng công nghệ vi sóng trong bảo quản và chế biến thực phẩm, nông sản là rất cao. Hướng phát triển là các công ty cần làm chủ công nghệ vi sóng để đáp ứng thị trường trong nước. Xuất phát từ thực tế trên, sáng nay ngày 19/4/2019, Trung tâm thông tin và thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI - Sở KH&CN TP.HCM), tổ chức buổi báo cáo chủ đề “Hướng ứng dụng công nghệ sấy vi sóng trong bảo quản, chế biến nông sản và thực phẩm".Thiết bị ứng dụng công nghệ sấy vi sóng.
TS. Nguyễn Đình Uyên - Công ty cổ phần giải pháp nông nghiệp 5D – cho biết, với các thiết bị sấy truyền thống như sấy đối lưu, sấy tiếp xúc truyền nhiệt, sấy bức xạ … vốn là phương pháp hút ẩm, làm mất nước từ bề mặt bên ngoài sản phẩm. Phương pháp sấy sử dụng công nghệ vi sóng là phương pháp mà tất cả các thành phần của vật liệu được làm khô do nhiệt được thâm nhập bằng những tia sóng siêu nhỏ, từ trong lõi sản phẩm ra bên ngoài bề mặt. Vi sóng làm các phân tử nước rung, dao động một cách nhanh chóng và bay hơi. Phương pháp vi sóng này không chỉ tiết kiệm năng lượng dùng công suất thấp hơn so với các hệ thống sấy cũ mà còn giữ lại hầu hết chất dinh dưỡng, màu sắc ban đầu của sản phẩm. Đặc biệt, có thể tiêu diệt hầu hết 2 vi khuẩn E.coli và Samonella tồn tại trong sản phẩm.
Hệ thống bao gồm: phần tạo vi sóng; phần dẫn năng lượng vi sóng; băng tải; buồng sấy và hệ thống vào ra đảm bảo an toàn sóng điện từ.
Tại Việt Nam, có nhiều công ty đã bán thiết bị dùng sóng siêu cao tần cho ngành chế biến thực phẩm nhưng chưa có công ty nghiên cứu và chế tạo thiết bị dùng sóng siêu cao tần. Hiện Công ty cổ phần giải pháp nông nghiệp 5D và Công ty cổ phần máy và thiết bị công nghiệp quốc tế là 2 đơn vị đã nghiên cứu và thành công trong việc chế tạo ra hệ thống ứng dụng công nghệ sấy vi sóng dùng trong nông sản và thực phẩm như: xoài, mít, đậu phộng, bột bánh, gạo, hạt điều, hạt cacao, ớt v.v…
Đánh giá tính hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của việc ứng dụng phương pháp trên, ông Đào Quốc Hưng - tổng giám đốc Công ty cổ phần máy và thiết bị công nghiệp quốc tế - cho biết, đơn vị chủ động hoàn toàn từ nguồn vật tư trong nước đặc biệt là thiết bị cao áp; sản phẩm do đội ngũ nghiên cứu Việt Nam thiết kế và sản xuất nên có giá thành hợp lý; thiết bị đơn giản tự động, dễ chế tạo, vận hành; sản phẩm tiết kiệm điện năng nên thân thiện với môi trường …
Trước năm 2009, sóng siêu cao tần đã được dùng rộng rãi để diệt vi khuẩn trong ngành y tế: dụng cụ y khoa, dụng cụ nha khoa, tròng mắt không tiếp xúc. Đến năm 2009, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm của Hoa Kỳ (FDA) ra quyết định được dùng sóng siêu cao tần để diệt khuẩn trong quy trình bảo quản thức ăn đóng hộp. Từ năm 2009 đến nay, việc dùng sóng siêu cao tần càng ngày càng phát triển. Hiện tại trên thế giới, sóng siêu cao tần đang được dùng trong rất nhiều lĩnh vực như: diệt khuẩn cho thức ăn, sấy trái cây, sấy gỗ, diệt mọt trong đậu, gạo v.v… |
Bài, ảnh: Tuyết Mai
Nguồn: Báo Khoa học Phổ thông
Bài viết khác
- Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển: Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang Thụy Điển
- Châu Âu áp dụng quy định mới nhằm giảm thiểu rác thải nhựa
- Thủ tướng: Phát triển ngành Halal vừa là ’cơ hội vàng’, vừa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc
- Áp lực ’phải vừa xanh, vừa chuyển đổi số’ của doanh nghiệp
- Phòng ngừa cháy nổ từ sớm, từ xa
- Xuất khẩu nông sản: Thiếu bền vững nếu không tận dụng công nghệ cao
- Để sản phẩm khoa học công nghệ trong nông nghiệp không chỉ “nằm trên giấy”
- Xuất khẩu hạt điều 5 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Lâm Đồng: Kiểm tra 152.150 m2 diện tích kho chứa nông sản
- Lấy lại uy tín hạt điều Việt Nam
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Mã | Mua | CK | Bán |