Bí thư chi bộ “chung thủy” với cây điều

  1. Ngày đăng: 19-03-2014 09:11:43
  2. Lượt xem: 958
1  2  3  4  5
0/5 - 0 Bình chọn - 958 Lượt xem

(19/3/2014) Là bí thư chi bộ thôn Phú Tâm, xã Phú Trung (Bù Gia Mập) với 39 năm tuổi đảng, ông Bùi Xuân Phóng còn được biết đến là nông dân sản xuất giỏi khi áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Bí thư chi bộ “chung thủy" với cây điều

(19/3/2014) Là bí thư chi bộ thôn Phú Tâm, xã Phú Trung (Bù Gia Mập) với 39 năm tuổi đảng, ông Bùi Xuân Phóng còn được biết đến là nông dân sản xuất giỏi khi áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

 

Sự “chung thủy" với cây điều đã đem lại cho ông nhiều “cái được".

Năm 1985, từ chiến trường quân khu V, ông Bùi Xuân Phóng (1954) về lại quê hương huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình sinh sống. Ở quê, cuộc sống gặp nhiều khó khăn khiến ông trăn trở. Năm sau, theo tinh thần xung phong đi xây dựng kinh tế mới, ông vào Bình Phước rồi gắn bó cho đến nay.

Ông kể: “Ngày mới vào Bình Phước, tôi thấy rất nhiều người sống du canh du cư. Người ta chỉ khai thác độ màu mỡ trên lớp đất mặt rồi bỏ. Tôi lại quan niệm có an cư mới lạc nghiệp. Vì thế, tôi vừa trồng lúa vừa xen điều để “lấy ngắn nuôi dài". Cuộc sống dần ổn định".

bi thu chi bo  ??chung thuy ?? voi cay dieu

Ông Phóng (bên phải) chia sẻ kinh nghiệm trồng điều với người cùng thôn

Tham gia hội nông dân xã, ông Phóng được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hoạch điều. Không chỉ tăng diện tích canh tác mà theo suy nghĩ của ông, áp dụng khoa học - kỹ thuật chính là khâu quyết định nâng cao sản lượng điều. Tham gia các lớp tập huấn và cùng hội viên trao đổi kinh nghiệm, ông cho biết: “Sách vở cho mình kiến thức nền tảng. Kinh nghiệm thực tế từ hội viên trao đổi trong mỗi buổi sinh hoạt cũng rất bổ ích, sát với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để phòng tránh các loại bệnh và tăng năng suất vườn cây". Từ năm 1990 đến nay, vườn điều 6,5 ha của ông năng suất cao nhất xã, đạt 3 tấn/ha. Ông cười: “Chẳng có bí quyết gì đâu, chăm sóc cây điều chu đáo thì cây sẽ quay lại “giúp" mình".

Có thời gian, nhiều nông dân đua nhau chặt điều trồng cao su nhưng ông vẫn một lòng chung thủy với loại cây này. Khi chúng tôi hỏi, có diện tích lớn mà sao không chuyển sang trồng cao su, ông Phóng vui vẻ: “Cây điều có những lợi thế riêng, không cần đầu tư dàn trải, thu hoạch chỉ kéo dài trong hai tháng. Kỹ thuật trồng đơn giản, dễ chăm sóc và không đòi hỏi nhiều nhân công. Nếu trồng rồi chặt thì đến bao giờ mới có nguồn thu. Khi mình biết áp dụng khoa học - kỹ thuật, phát huy thế mạnh thì cây trồng nào cũng mang lại nguồn lợi".

Ông Phóng chia sẻ thêm: “Gia đình tôi khá lên nhờ cây điều. Ngoài lo được cho con học hành nên người, vợ chồng tôi cũng tạo được cơ ngơi khang trang".

Từ cây điều, ông Phóng đã có “tài sản" lớn hơn là thành quả học tập của hai con trai. Cả hai đều đã tốt nghiệp đại học và có công việc ổn định tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông Phóng tự hào: “Bản chất người lính Cụ Hồ đã tiếp cho tôi ý chí và sự kiên cường trong cuộc sống. Nhờ đó mà tôi đã tạo lập được cơ nghiệp như ngày hôm nay".  

Ngọc Tú

Báo Bình Phước


 

Bài viết khác

Bảng giá điều

Bảng giá điều (tạm ngưng)

Quy đổi Gram » Ibs/80kgs
»
Tỷ giá hoán đổi
Mua CK Bán
Đăng ký nhận bản tin