Ứng dụng hoạt tính sinh học từ vỏ lụa hạt điều tạo sản phẩm chức năng
- Ngày đăng: 16-09-2022 13:22:13
- Lượt xem: 969
(14/9/2022) Ứng dụng hoạt tính sinh học từ vỏ lụa hạt điều tạo sản phẩm chức năng
Sáng nay 14-9, Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bình Phước họp xét chọn đơn vị chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu tách chiết và thu nhận cao chiết giàu dẫn xuất catechin có hoạt tính sinh học từ vỏ lụa hạt điều (Anacardium occidentale L.) tại Bình Phước ứng dụng tạo sản phẩm chức năng".Hình minh họa - Nguồn: IT
Hội đồng do Giám đốc Sở KH&CN, Phó chủ tịch Hội đồng KH&CN tỉnh Bùi Thị Minh Thúy chủ trì.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Dung, Phó trưởng phòng, phụ trách phòng Công nghệ sinh học (Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh), chủ nhiệm đề tài: Bình Phước là thủ phủ của cây điều, chiếm hơn 40% tổng sản lượng điều thô toàn quốc. Ước trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh Bình Phước tạo ra hơn 1.000 tấn vỏ lụa hạt điều. Tuy nhiên, hiện phần lớn lượng vỏ lụa hạt điều chủ yếu sử dụng làm nhiên liệu đốt, phân bón hoặc bỏ đi, khiến giá trị kinh tế của vỏ lụa hạt điều thấp và gây ô nhiễm môi trường.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Dung, chủ nhiệm đề tài trình bày hướng nghiên cứu
Từ thực trạng này, đề tài nghiên cứu hướng đến tạo ra những sản phẩm có giá trị cao từ phế phẩm vỏ lụa hạt điều như: Ứng dụng vỏ lụa hạt điều theo hướng công nghệ y dược, mỹ phẩm nhằm nâng cao giá trị cây điều, tăng thêm thu nhập cho nông dân trồng điều và mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương trong lĩnh vực kinh tế ngành điều.
Tại cuộc họp, các nhà khoa học và thành viên hội đồng đã đánh giá cao tính mới, tính khả thi của đề tài khi ứng dụng thực tế. Tuy nhiên, cần xây dựng quy trình tách chiết cụ thể. Bên cạnh đó, phải đưa ra thành phần công thức của sản phẩm khi hoàn thiện.
Giám đốc Sở KH&CN, Phó chủ tịch Hội đồng KH&CN tỉnh Bùi Thị Minh Thúy đề nghị nhóm tác giả khảo sát đánh giá thực trạng xử lý phế phẩm vỏ lụa hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Phát biểu tại cuộc họp, Giám đốc Sở KH&CN, Phó chủ tịch Hội đồng KH&CN tỉnh Bùi Thị Minh Thúy đề nghị chủ nhiệm đề tài tiếp thu góp ý của các nhà khoa học và thành viên hội đồng để chỉnh sửa lại cho hợp lý; nhóm tác giả khảo sát đánh giá thực tiễn về thực trạng xử lý phế phẩm vỏ lụa hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước để có hướng nghiên cứu sát với thực tế và kết quả sau khi nghiên cứu mang tính hiệu quả cao.
Sau khi thảo luận, hội đồng đã đánh giá, bỏ phiếu, với 87/100 điểm, thống nhất lựa chọn Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh là đơn vị chủ trì thực hiện, do Thạc sĩ Nguyễn Thị Dung, Phó trưởng phòng, phụ trách phòng Công nghệ sinh học làm chủ nhiệm.
Ngọc Bích - Quốc ViệtNguồn: Báo Bình Phước
Bài viết khác
- Thủ tướng: Xây dựng thương hiệu nông sản để nhắc tới cà phê, hạt tiêu, hạt điều là nghĩ tới Việt Nam
- Thúc đẩy mô hình kinh doanh bao trùm, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường hiệu quả
- Phát triển nông nghiệp gắn với quy hoạch bền vững
- 7 Loại Hạt Giúp Cơ Thể Khỏe Mạnh và Ấm Áp Trong Mùa Đông
- Vì sao hạt điều Việt Nam lại được đánh giá là ”ngon nhất thế giới”?
- Tạo lập nhãn hiệu Hạt điều Đạ Huoai (Lâm Đồng)
- Phát huy chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước (Bài cuối)
- Phát huy chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước (Bài 2)
- Phát huy chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước (Bài 1)
- Đồng Nai: Doanh nghiệp xuất khẩu làm sản phẩm OCOP
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Mã | Mua | CK | Bán |