Trước nguy cơ Mỹ áp thuế 46%, chủ tịch một ngành hàng nông sản đã sang Mỹ để đàm phán trực tiếp với đối tác

  1. Ngày đăng: 09-04-2025 11:05:08
  2. Lượt xem: 392
1  2  3  4  5
0/5 - 0 Bình chọn - 392 Lượt xem

(07/4/2025) Trước nguy cơ Mỹ áp thuế 46%, chủ tịch một ngành hàng nông sản đã sang Mỹ để đàm phán trực tiếp với đối tác

Đối với thị trường Mỹ, nông sản Việt thuộc nhóm ngành hàng thiết yếu, không cạnh tranh trực tiếp mà bổ trợ cho nhau. Nông sản Việt có chất lượng tốt, giá canh tranh, Mỹ cũng không có nhiều lựa chọn từ bên thứ 3.

>> Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Mỹ áp thuế 46% là thách thức, cũng là cơ hội để cơ cấu lại ngành hàng, thị trường


Đó là những lý do khiến nông sản Việt có nhiều cơ hội đàm phán kéo giãn thời gian áp dụng, tiến tới hạ xuống mức thấp nhất từ gói thuế 46% mà Mỹ dự kiến triển khai.

Doanh nghiệp nông sản Việt tin cậy vào nỗ lực đàm phán giảm thuế 46% của Mỹ từ Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy chia sẻ như thế tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Nông nghiệp và Môi trường với các hiệp hội ngành hàng và một số doanh nghiệp nông sản, chiều ngày 7/4.

Ông Phùng Văn Sâm, đại diện Hiệp hội Hồ tiêu và gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết, thị trường Mỹ nhập khoảng 30% hồ tiêu.

Thông tin về mức thuế 46% của Mỹ khiến các doanh nghiệp hết sức bất ngờ. Nhiều hợp đồng đã ký với đối tác Mỹ phải dừng lại hoặc hủy, vì đối tác lo sợ thuế tăng sẽ rất rủi ro.

Riêng mặt hàng hồ tiêu, VPSA có phần tự tin khi Trung Quốc không xuất sang Mỹ. Tuy nhiên, Việt Nam cạnh tranh gay gắt với đối thủ Brazil. Nếu mức thuế 46% áp dụng, rất nhiều nông dân sẽ bị ảnh hưởng.

Hiện, Chủ tịch VPSA đã có mặt tại Mỹ để đàm phán trực tiếp. Hiệp hội Gia vị Mỹ cũng đề nghị Chính phủ nước này không nên áp mức thuế 46% lên hồ tiêu và gia vị Việt Nam.

truoc nguy co my ap thue 46  chu tich mot nganh hang nong san da sang my de dam phan truc tiep voi doi tac
Chế biến tiêu sọ xuất khẩu ở Đồng Nai. Ảnh: Nguyên Vỹ
truoc nguy co my ap thue 46  chu tich mot nganh hang nong san da sang my de dam phan truc tiep voi doi tac
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Mỹ áp thuế 46% là thách thức, cũng là cơ hội để cơ cấu lại ngành hàng, thị trường

Trong giai đoạn tạm ngưng đơn hàng, Hiệp hội VPSA kiến nghị ngành ngân hàng có chính sách kéo dãn thời gian vay vốn, nhất là các doanh nghiệp đã mua để chờ xuất khẩu.

“VSSA cũng mong Chính phủ, các bộ ngành có chính sách tác động, tạo tâm lý ổn định cho nông dân giữ vững vùng nguyên liệu sản xuất", ông Sâm đề nghị.

Brazil cũng là đối thủ cạnh tranh với mặt hàng cà phê dù cà phê xuất khẩu sang Mỹ số lượng ít. Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam cho biết, trong trường hợp đàm phán kéo giảm mức thuế không thành, mức chênh lệch thuế suất lần lượt là 10% với Brazil và 46% với Việt Nam khiến doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh.

Ngành cà phê trong nước đã nỗ lực mở rộng thị trường từ nhiều năm qua, cũng như tăng cường các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.

“Doanh nghiệp trong ngành đang rất tin tưởng vào nỗ lực đàm phán của Chính phủ để kéo giảm mức thuế", ông Hải nói.

truoc nguy co my ap thue 46  chu tich mot nganh hang nong san da sang my de dam phan truc tiep voi doi tac
Ngành chế biến xuất khẩu điều nhân mong Chính phủ, các bộ ngành nỗ lực đàm phán giãn, và kéo giảm mức thuế 46% của Mỹ. Ảnh: Nguyên Vỹ

Theo ông Trần Văn Hiệp, đại diện Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), ngành hàng đã chứng kiến những biến động lớn trong tuần qua. Một số khách hàng nước ngoài đã yêu cầu Việt Nam xuất hàng trước ngày 9/4.

Đặc điểm của ngành điều là hàng hóa để lâu trong kho sẽ mau giảm chất lượng. Muốn giữ được chất lượng, nhất là trong mùa mưa, doanh nghiệp phải xử lý sâu mọt bằng cách xông thuốc.

Đây là vấn đề khó. Doanh nghiệp đứng giữa "2 làn đạn": Duy trì chất lượng và kiểm soát không có dư lượng.

“Doanh nghiệp đặt niềm tin vào Chính phủ để đàm phán thành công trong việc hoãn thi hành thuế đối ứng từ Mỹ", ông Hiệp chia sẻ.

Giảm chênh lệch cán cân thương mại để giảm thuế 46% của Mỹ

Bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn tin tưởng mặt hàng thủy sản có nhiều cơ sở để kéo giảm mức thuế xuống thấp nhất. Bởi vì, nguyên liệu cho ngành thủy sản cá tra không nhập khẩu nguyên liệu mà sử dụng nguồn từ trong nước là chính. Đây cũng là ngành hàng thiết yếu.

Một doanh nghiệp sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu sang Mỹ cho biết, thức ăn chăn nuôi chiếm phân nửa cơ cấu giá thành. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp mua thức ăn từ các nước như Thái Lan, Đài Loan. Ông này đặt vấn đề nên dịch chuyển nhu cầu mua hàng từ Mỹ và các nước Bắc Mỹ, có chịu sự kiểm soát của Mỹ để góp phần cân bằng cán cân thương mại.

truoc nguy co my ap thue 46  chu tich mot nganh hang nong san da sang my de dam phan truc tiep voi doi tac
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty CP Thủy sản Hùng Vương. Ảnh: Thuận Hải

Đồng tình, ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, ngành chăn nuôi xuất khẩu sang Mỹ không nhiều mà chủ yếu là nhập khẩu, nhất là công nghệ, thức ăn chăn nuôi.

Theo ông Dương, vấn đề Mỹ quan tâm là cán cân thương mại quá chênh lệch giữa 2 nước. Việt Nam cần lưu ý thêm vấn đề nhập thức ăn chăn nuôi từ Mỹ và Bắc Mỹ.

Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, không phải mới đây mà 2 tháng nay, Chính phủ cùng các bộ ngành đã nỗ lực thực hiện các giải pháp ứng phó linh hoạt với thuế suất từ Mỹ.

Tuy nhiên, việc công bố mức thuế 46% khiến nhiều cơ quan, hiệp hội ở Mỹ cũng bất ngờ. Tình hình hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn và khó đoán định. Trong nước vẫn phải tính đến tình huống xấu nhất nếu thuế suất không thay đổi.

Phương châm xử lý của Chính phủ, bộ ngành là bình tĩnh, ứng phó linh hoạt, đặc biệt là coi trọng đàm phán.

Trên tinh thần Chính phủ đồng hành, Bộ trưởng đề nghị các hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp đoàn kết thống nhất vì lợi ích chung.

Mỹ vẫn là thị trường lớn, quan trọng đối với nông sản Việt. Vì thế, việc đàm phán phải dựa vào lợi thế nông sản Việt: Thuộc nhóm ngành hàng thiết yếu; không cạnh tranh trực tiếp mà bổ trợ cho nhau; có chất lượng tốt, giá canh tranh; Mỹ cũng không có nhiều lựa chọn từ bên thứ 3.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường thống nhất các đề xuất của hiệp hội, doanh nghiệp để trình Chính phủ. Đồng thời, Bộ trưởng đề nghị trong thách thức này, các doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực tái cấu trúc sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động mở rộng thị trường cũng như tăng cường đầu tư hệ thống tạm trữ

“Bộ sẽ có các giải pháp cũng như chỉ đạo các địa phương hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân duy trì sản xuất ổn định, giữ vững vùng nguyên liệu, và an sinh xã hội liên quan hàng chục triệu hộ nông dân cả nước", Bộ trưởng chia sẻ.

Nguyên Vỹ

Nguồn: Báo Dân Việt
 
​​​

Bài viết khác

Bảng giá điều

Bảng giá điều (tạm ngưng)

Quy đổi Gram » Ibs/80kgs
»
Tỷ giá hoán đổi
Mua CK Bán
Đăng ký nhận bản tin