Quý I/2024, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam
- Ngày đăng: 01-04-2024 13:41:17
- Lượt xem: 998
(31/3/2024) Quý I/2024, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 29,4 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 ước đạt 84,98 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 15,4%); trong đó khu vực kinh tế trong nước ước đạt 29,7 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 55,3 tỷ USD, tăng 13,6%.
![]() |
Quý I/2024, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam |
Trong quý I/2024 có 17 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm 76,1% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó, có 2 mặt hàng nhập khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 40,3%.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, chiếm 89% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong quý I/2024 là nhóm hàng cần nhập khẩu (trong đó bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước), với kim ngạch ước đạt 75,7 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 23,9 tỷ USD, tăng 23,6% so với quý I/2023; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 12,1%.
Tương tự, kim ngạch nhập khẩu hầu hết các mặt hàng khác cũng ghi nhận mức tăng như: thép các loại tăng gần 32%; chất dẻo nguyên liệu tăng 8,5%; nguyên phụ liệu dệt may, da giầy tăng 9,1%; vải các loại tăng 2,7%.
Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu quý I/2024 giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 4,6 tỷ USD. Trong đó, tăng cao nhất là kim ngạch nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện, tăng 22,7% và rau quả tăng 21,2%.
Về thị trường nhập khẩu hàng hóa quý I/2024, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 29,4 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 14,6%); tiếp theo là Hàn Quốc ước đạt 12,8 tỷ USD, tăng 4,3% (cùng kỳ năm 2023 giảm 27,1%); ASEAN đạt 11,07 tỷ USD, tăng 9,8% (cùng kỳ năm 2023 giảm 14,9%); Nhật Bản đạt 5,6 tỷ USD, tăng 6,8% (cùng kỳ năm 2023 giảm 9,6%); EU đạt 3,9 tỷ USD, tăng 17,3% (cùng kỳ năm 2023 giảm 14,6%); Hoa Kỳ đạt 3,5 tỷ USD, tăng 14,8% (cùng kỳ năm 2023 giảm 12,1%).
Các chuyên gia nhận định, nhờ xuất khẩu tiếp đà phục hồi từ cuối năm ngoái, đã kéo theo nhu cầu nhập nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp tăng mạnh trở lại. Đây là chỉ dấu tích cực cho hoạt động thương mại, tạo đà để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đạt 6% trong năm nay.
Nguyễn HạnhNguồn: Báo Công Thương
Bài viết khác
- Thủ tướng: Thương trường là chiến trường, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho doanh nhân và phát động toàn dân thi đua làm giàu
- Senegal muốn nhập khẩu gạo, gia vị, cà phê, trà... của Việt Nam và xuất khẩu điều thô
- Việt Nam chi hàng trăm triệu đô nhập hạt điều từ Campuchia
- Choáng ngợp về nông sản Việt Nam
- Xuất khẩu nông lâm thủy sản 4 tháng tăng hơn 10%, Hoa Kỳ là thị trường lớn
- Giảm “áp lực” từ thị trường Hoa Kỳ, ngành điều Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu mới
- Chi cục Hải quan khu vực 2: Hàng xuất sang Mỹ bị hủy gần 14 tỉ đồng trong nửa tháng 4
- Sẽ ký 4 thỏa thuận trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc
- Đề xuất Mỹ miễn trừ thuế đối với thủy sản, điều, cà phê, tiêu
- Tổng thống Trump hoãn thời hạn áp thuế: Hàng nông sản được xuất khẩu bình thường, tin tưởng vào sự ứng biến của doanh nghiệp
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Mã | Mua | CK | Bán |