Nông nghiệp Việt Nam phải tăng trưởng hơn 10%/năm để bắt kịp các nước
- Ngày đăng: 30-11-2021 15:46:35
- Lượt xem: 260
(29/11/2021) Nông nghiệp Việt Nam phải tăng trưởng hơn 10%/năm để bắt kịp các nước
Ngày 28-11, tại TP HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) đã tổ chức hội nghị tập huấn quản lý nhà nước gắn với định hướng phát triển bền vững ngành NN-PTNT các tỉnh, thành phía Nam đến năm 2025.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan dẫn nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) và Bộ Kế hoạch - Đầu tư chỉ ra rằng nếu nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng mỗi năm 7% thì đến năm 2035 mới bằng nông nghiệp Malaysia hiện nay.
"Nông nghiệp Việt Nam muốn bắt kịp các nước thì phải hướng đến mục tiêu tăng trưởng hơn 10%, không thể hài lòng với mức tăng trưởng 2%-3% như hiện tại. Để đạt tăng trưởng cao, ngành nông nghiệp đang kích hoạt tư duy kinh tế, tư duy thị trường thay cho tư duy sản xuất nông nghiệp, thành tích tính bằng sản lượng. Tôi mong lãnh đạo ngành nông nghiệp địa phương tăng tính chủ động, sáng tạo thay vì chờ đợi chỉ đạo từ cấp trên" - ông Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Theo Vụ Kế hoạch - Bộ NN-PTNT, trong giai đoạn 2016-2021, 67 nhà máy chế biến nông lâm thủy sản lớn với tổng vốn đầu tư 2,58 tỉ USD đã khởi công và đi vào hoạt động, cho thấy công nghiệp chế biến đã được quan tâm phát triển. Một số ngành của Việt Nam đã có công nghệ và thiết bị chế biến tương đối hiện đại, mang tầm thế giới như: hạt điều, cà phê, lúa gạo, tôm, cá tra… Những nhà máy thành công thường liên kết với nông dân, thông qua các HTX để thu mua nguyên liệu.
Theo TS Trần Minh Hải, Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT II, trong giai đoạn cao điểm giãn cách ở TP HCM, tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phía Nam khó khăn nhưng qua kết nối của tổ công tác đặc biệt Bộ NN-PTNT (Tổ 970), các nông sản có chứng nhận VietGap, GlobalGap đều "cháy hàng". Các sản phẩm dù không có giấy chứng nhận nhưng có hệ thống quản lý chất lượng minh bạch để tự công bố cũng tiêu thụ tốt. "Các đơn vị sản xuất cần thay đổi tư duy để thích ứng kịp với thị trường, nếu tiếp tục sản xuất theo kiểu cũ rất khó về đầu ra" - TS Hải nhận xét.
Ng.ÁnhNguồn: Báo Người Lao Động
Bài viết khác
- Vì sao nói mãi vẫn còn chuyện đồng bào dân tộc thiểu số bán điều non, cầm cố đất, vay lãi cao ở Bình Phước?
- ”Lấy ngắn nuôi dài” - phương pháp giúp nông dân Bình Phước cải thiện thu nhập
- Điều mất mùa, nông dân Tây Nguyên gặp khó
- Bình Phước: Triển khai đề án nông nghiệp sạch, hữu cơ
- Đồng Nai: Huyện Trảng Bom xây dựng được 10 chuỗi liên kết sản phẩm nông nghiệp
- Trồng thứ cây ra trái to thô lố xen trong vườn điều, nông dân Bình Phước thu lợi ”kép”
- Giảm tác động trước các biến cố thị trường
- Chuyển cơ quan điều tra vụ bán đấu giá vườn cây cao su và điều ở Kon Tum
- Nghịch lý: Doanh nghiệp bán loại hạt này với giá cao cho Mỹ, Trung Quốc, nông dân rầu vì giá tại vườn thấp chạm đáy
- Nông dân Đắk Lắk lâm vào cảnh nợ nần vì điều mất mùa, rớt giá
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Mã | Mua | CK | Bán |