Mô hình ghép cải tạo vườn điều cần được nhân rộng
- Ngày đăng: 11-02-2015 15:30:30
- Lượt xem: 1.194
(11/2/2015) Ngày 10/2, tại UBND xã Long Hà (huyện Bù Gia Mập, Bình Phước), Ban Nông nghiệp và Nông dân trồng điều (Hiệp hội điều Việt Nam - Vinacas) tổ chức Hội nghị báo cáo hoạt động năm 2014 và hội thảo đầu bờ mô hình ghép cải tạo vườn điều.
Mô hình ghép cải tạo vườn điều cần được nhân rộng
(11/2/2015) Ngày 10/2, tại UBND xã Long Hà (huyện Bù Gia Mập, Bình Phước), Ban Nông nghiệp và Nông dân trồng điều (Hiệp hội điều Việt Nam - Vinacas) tổ chức Hội nghị báo cáo hoạt động năm 2014 và hội thảo đầu bờ mô hình
ghép cải tạo vườn điều.
Năm 2014, Vinacas thực hiện dự án ghép cải tạo những vườn điều già năng xuất thấp cho 40 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước với tổng diện tích là 40 ha. Mục đích của dự án là trẻ hóa những vườn điều già cỗi và nâng cao năng suất. Những hộ tham gia dự án đều được đầu tư giống ghép chọn lọc, công ghép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời được hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật. Hiện tại các vườn điều ghép của các hộ đã cho trái, hạt to, bông chùm. Dự kiến sau khi cải tạo, vườn điều sẽ đạt năng xuất trên 3tấn/ha. Đặc biệt, trong tương lai các vườn điều này sẽ là nơi cung cấp chồi ghép và mắt ghép ra thị trường phục vụ trong việc cải tạo vườn điều quy mô lớn trong những năm tới.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Thanh - Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam cho rằng, với phương pháp ghép cải tạo vườn điều, người nông dân không phải chặt bỏ vườn điều trồng mới mà có thể ghép ngay trên cây gốc. Thời gian cho trái nhanh hơn so với trồng mới, năng xuất cao. Đặc biệt với cách ghép này người nông dân có thể tự làm sau khi được tập huấn chuyển giao kỹ thuật ghép, giúp nâng cao năng xuất. Cần nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh để ngành điều phát triển bền vững.
Tuy nhiên theo bà Nguyễn Thị Kim Nga - Phó chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam, Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Bình Phước, mặc dù dự án ghép cải tạo vườn điều đã bước đầu mang lại hiệu quả nhưng trong quá trình triển khai dự án cũng gặp không khó khăn. Nhiều hộ chưa nhận thức được hiệu quả lâu dài của mô hình vì sợ mất năng suất trước mắt hoặc tốn chi phí đầu tư. Phần lớn diện tích trồng điều tập trung ở các hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số nên tập quán trồng điều còn lạc hậu. Nhiều hộ trồng quá dày, sử dụng giống địa phương hạt nhỏ, tỷ lệ hoa lưỡng tính thấp, thoái hóa giống, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên làm cho năng xuất giảm.
Để khắc phục những khó khăn đó, trong năm 2015, Hiệp hội điều Việt Nam tiếp tục hướng dẫn các hộ làm chưa tốt về kỹ thuật chăm sóc, cải tạo vườn điều, các phương pháp bảo quản sau khi thu hoạch. Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh. Hỗ trợ người trồng điều bán sản phẩm trực tiếp cho các doanh nghiệp chế biến điều, không qua thương lái. Giới thiệu những nông dân trồng điều tiêu biểu để các cấp, ngành tuyên dương khen thưởng để người dân học tập kinh nghiệm… Đặc biệt, trong năm 2015, Hiệp hội tổ chức mở rộng thêm 200 mô hình, trong đó có khoảng 100 mô hình giành cho Bình Phước và ưu tiên cho huyện Bù Gia Mập khoảng 50 mô hình. Bởi đây là huyện khó khăn và có diện tích trồng điều lớn (khoảng trên 41.000 ha)
Dịp này, UBND tỉnh trao bằng khen cho 5 nông dân trồng điều giỏi trên địa bàn tỉnh.
Thanh Khoa
Nguồn: Báo Khoa học & Thời Đại
Bài viết khác
- Cần xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam về cây điều đầu dòng
- VINACAS GÓP Ý DỰ THẢO TIÊU CHUẨN MỚI VỀ CÂY ĐIỀU ĐẦU DÒNG VÀ VƯỜN ĐIỀU ĐẦU DÒNG
- Bình Phước: Phát huy lợi thế phát triển cây công nghiệp chủ lực
- Một nông dân sáng chế máy nông nghiệp ở Bình Phước nhờ ”học lỏm” khiến cả làng phục sát đất
- Bốn loại cây công nghiệp nào vừa được UBND tỉnh Bình Phước đưa vào kế hoạch phát triển đến năm 2030?
- ’Sự lựa chọn cuối cùng’ của nhà nông
- Diện tích cây điều ở Bình Phước đang ngày càng thu hẹp (Video clip)
- Hàng trăm nghìn tấn hàng từ châu Phi đổ bộ vào Việt Nam
- Hệ lụy khi người nông dân ồ ạt chặt điều trồng sầu riêng
- Trồng điều tạo tín chỉ carbon, 1ha có thể thu 400 USD từ bán tín chỉ
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Mã | Mua | CK | Bán |