Chương trình cấp quốc gia về XTTM 2023: “Tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại thị trường Nhật Bản” do Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) là cơ quan chủ trì thành công tốt đẹp!
- Ngày đăng: 09-11-2023 14:42:01
- Lượt xem: 1.735
(08/11/2023) Chương trình cấp quốc gia về XTTM 2023: “Tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại thị trường Nhật Bản” do Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) là cơ quan chủ trì thành công tốt đẹp!
Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại 2023 do Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt, Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) đã tổ chức Đoàn doanh nghiệp thực hiện các hoạt động cấp quốc gia về xúc tiến thương mại tại Nhật Bản từ 01/11 đến 07/11/2023. Đoàn gồm 15 doanh nghiệp, 2 cán bộ lãnh đạo VINACAS và 1 đại diện Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương. Ông Phạm Văn Công - Chủ tịch VINACAS làm Trưởng Đoàn.
Khái quát chung về thị trường, ngành hàng, hoạt động XTTM:
Nằm ở khu vực Bắc Á, Nhật Bản là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới; đây là thị trường tiêu thụ nhân điều cao cấp, nhân điều có hàm lượng giá trị gia tăng cao quan trọng và rất tiềm năng của Việt Nam.
Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu hàng năm từ 20-25 ngàn tấn nhân điều các loại và đang tiêu thụ nhiều hạt điều từ Ấn Độ, Việt Nam và quốc gia khác. Năm 2022, theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Việt Nam xuất khẩu điều nhân vào Nhật Bản đạt số lượng trên 7,15 ngàn tấn nhân điều các loại với kim ngạch xuất khẩu trên 40,6 triệu USD; Việt Nam chiếm 42,4% thị phần điều nhân nhập khẩu vào Nhật Bản, xếp sau Ấn Độ với 42,8% thị phần. Đối với Việt Nam, Nhật Bản là quốc gia có vị trí thứ 19 trong tổng số 109 thị trường xuất khẩu nhân điều lớn nhất của Việt Nam (Nhật Bản tiêu thụ 1,4% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu của Việt Nam năm 2022).
S/n | Exporters | Value imported in 2022 (USD thousand) | Share in Japan's imports (%) | Share of Japan in the partner's exports (%) | Quantity imported in 2022 | Qty. unit | Unit value (USD/unit) | Growth in imported value between 2018-2022 (%, p.a.) | Growth in imported quantity between 2018-2022 (%, p.a.) |
World Total | 95873 | 100 | 16472 | Tons | 5820 | -3 | 4 | ||
1 | India | 41012 | 42.8 | 8.5 | 4997 | Tons | 8207 | -15 | -9 |
2 | Viet Nam | 40607 | 42.4 | 1.4 | 7153 | Tons | 5677 | 19 | 30 |
3 | Philippines | 8647 | 9 | 2.6 | 3081 | Tons | 2807 | 9 | 2 |
4 | Cambodia | 2097 | 2.2 | 1.5 | 197 | Tons | 10645 | 563 | |
5 | Sri Lanka | 1645 | 1.7 | 1.6 | 485 | Tons | 3392 | -6 | -14 |
6 | Indonesia | 553 | 0.6 | 0.2 | 175 | Tons | 3160 | -2 | -15 |
7 | Bolivia, Plurinational State of | 390 | 0.4 | 0 | 30 | Tons | 13000 | 60 | 86 |
8 | Thailand | 253 | 0.3 | 0.1 | 202 | Tons | 1252 | 3 | 14 |
9 | Peru | 253 | 0.3 | 0.4 | 30 | Tons | 8433 | 67 | 17 |
10 | China | 137 | 0.1 | 53 | Tons | 2585 | |||
11 | Myanmar | 134 | 0.1 | 0.1 | 45 | Tons | 2978 | 23 | 18 |
12 | United States of America | 83 | 0.1 | 0 | 16 | Tons | 5188 | ||
13 | Australia | 28 | 0 | 5.5 | 6 | Tons | 4667 | ||
14 | Brazil | 20 | 0 | 2 | Tons | 10000 | -29 | -37 | |
15 | Ghana | 8 | 0 | 0 | 1 | Tons | 8000 | 34 | |
16 | Burkina Faso | 8 | 0 | 0 | 1 | Tons | 8000 |
Như đã đề cập, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nhân điều cao cấp, nhân điều có hàm lượng giá trị gia tăng cao khi thu nhập và mức sống của người dân ở đây là rất cao. Đây là thị trường có những đặc tính văn hóa tiêu dùng gần giống với các quốc gia châu Á nhưng đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc; Giá bán vào thị trường này cũng rất cao và ổn định. Thị trường ưa chuộng một số dòng sản phẩm nhân điều có hàm lượng giá trị gia tăng cao như: điều rang/ chiên nguyên vị; các sản phẩm rang/ chiên muối (có vỏ lụa/ không có vỏ); nhân điều tẩm gia vị, mật ong,… Nhân điều hữu cơ (organic) của Việt Nam có tiềm năng tiêu thụ lớn ở thị trường này.
Ngoài nhân điều, Nhật Bản còn nhập khẩu sản phẩm phụ từ cây điều như C.N.S.L và Cardanol.
Mặc dù Việt Nam có nhiều lợi thế như: gần gũi về mặt địa lý và văn hóa với Nhật Bản, hai nước có mối giao thương lâu đời, hạt điều Việt Nam được coi là có chất lượng thơm ngon nhưng Việt Nam chưa chiếm được thị phần vượt trội tại thị trường Nhật Bản (năm 2022, Việt Nam mới chỉ đang chiếm thị phần 42,4% tại thị trường Nhật Bản, Ấn Độ vẫn đang giữ vị trí số một 42,8% thị phần). Vì vậy việc chuẩn bị chương trình xúc tiến thương mại Nhật Bản lần này nằm trong chiến lược quan trọng của ngành điều Việt Nam nhằm đẩy mạnh phát triển vị thế của Việt Nam tại thị trường này, tăng cường xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng giá trị gia tăng cao, có giá trị kinh tế cao, duy trì quan hệ với khách hàng quan trọng và tiềm năng Nhật Bản.
Ngoài ra, việc khảo sát, duy trì quan hệ, phát triển quan hệ với các đối tác trên thị trường Nhật Bản là thị trường đặc biệt quan trọng và đang có những dấu hiệu phục hồi trở lại về tiêu dùng sau đại dịch Covid và giữa bối cảnh vẫn còn xung đột Nga - Ukraina, tình hình chính trị - xã hội quốc tế còn nhiều phức tạp; qua đây, chúng ta có thể tìm hiểu và vượt qua những thách thức cũng như tận dụng một số cơ hội ở giai đoạn hiện nay.
Quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam ngày càng được phát triển, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và đang tiếp tục đàm phán giữa Nhật Bản và ASEAN, song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam,…
Việc duy trì và phát triển xuất khẩu vào thị trường tiêu thụ hạt điều tại Nhật Bản là một trong những mục tiêu quan trọng của VINACAS và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điều Việt Nam; đây được coi là hướng đi quan trọng nhằm duy trì thị trường truyền thống, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nhân điều có hàm lượng giá trị gia tăng cao với sản lượng lớn, giá cả cao và rất ổn định, làm tăng giá trị thương mại và thương hiệu quốc gia của hạt điều Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Mục tiêu chính của chương trình XTTM tại Nhật Bản 2023 chính là:
|
Chiều 01/11 đoàn đến thăm và làm việc với Đại Sứ Quán và Thương vụ Việt Nam tại Tokyo (Nhật Bản), đón đoàn có ông Tạ Đức Minh - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản; bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ - Bí thư thứ nhất Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản. Tại đây, Đoàn đã dâng hương lên Bác Hồ kính yêu tại Phòng lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sáng 02/11, nhận lời mời của Ban Tổ chức sự kiện, ông Bạch Khánh Nhựt - Phó Chủ tịch Thường trực VINACAS, ông Trần Văn Hiệp - Phó Chủ tịch, ông Đặng Hoàng Giang - Tổng Thư ký và ông Ueno Tomio - đại diện VINACAS tại Nhật Bản tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản chào mừng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản tại Tokyo. Chương trình do Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản tổ chức, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản bảo trợ.
Chiều 02/11, Đoàn tổ chức buổi Hội thảo giao thương hạt điều Việt Nam – Nhật Bản – đây là hoạt động chính của chương trình cấp quốc gia về XTTM lần này, tham dự có gần 40 doanh nghiệp Nhật Bản và toàn bộ thành viên đoàn Xúc tiến Thương mại của VINACAS. Tham dự Hội thảo, ông Tạ Đức Minh - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản đã có bài phát biểu quan trọng, nhấn mạnh về mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa chính phủ, ngành công thương của hai nước, tầm quan trọng của thị trường Nhật Bản với nông sản xuất khẩu, bao gồm các sản phẩm điều của Việt Nam. Ông cũng nêu lên một số thuận lợi và khó khăn cùng giải pháp để Hiệp hội và các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao sản lượng xuất khẩu các sản phẩm điều vào thị trường Nhật Bản trong thời gian tới.
Ngày 06/11, Đoàn đã tổ chức thành công “Hội thảo giao thương Hạt Điều Việt Nam – Nhật Bản" tại thành phố Osaka với sự tham dự của trên 40 doanh nghiệp. Tham dự và phát biểu tại Hội thảo có bà Quyền Thị Thúy Hà – Trưởng Chi nhánh Thương vụ Việt Nam, đại diện Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản). Bà Hà nói: “Đối với Nhật Bản, các loại cây thu hoạch hạt nói chung như hồ đào, hạnh nhân, hạt mắc ca,... và đặc biệt là hạt điều đều không thuận lợi và phù hợp để trồng ở Nhật Bản nên hầu hết các loại hạt được bán tại Nhật Bản đều được nhập khẩu. Thời gian gần đây xu hướng tiêu dùng các loại hạt của người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng tăng. Thị trường sản phẩm các loại hạt trong đó có hạt điều tại Nhật Bản được đánh giá đang và sẽ tiếp tục phát triển bởi ý thức coi trọng sức khỏe trong tập quán tiêu dùng thực phẩm của người Nhật ngày càng tăng, cùng với đó là sự yêu thích ngày càng tăng đối với các sản phẩm không chứa gluten, có nguồn gốc thực vật cũng nhưng các sản phẩm "low-carb". Vì vậy, các sản phẩm thực phẩm lành mạnh như sản phẩm hạt điều đang hứa hẹn tiềm năng phát triển tại thị trường Nhật Bản, tuy nhiên để tận dụng được các lợi thế và nắm bắt được tiềm năng này, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam cần tìm hiểu, nắm rõ về các quy định nhập khẩu cũng như chú ý nhiều hơn đến tập quán thương mại và tiêu dùng của Nhật Bản đối với các sản phẩm hạt điều. Với những nền tảng thuận lợi nói trên, và thông qua các thông tin được cung cấp tại Hội thảo ngày hôm nay về các sản phẩm hạt điều của Việt Nam, tôi tin tưởng rằng đây sẽ là cơ hội tốt để thúc đẩy gặp gỡ, giao thương, kết nối và hợp tác thương mại, đầu tư giữa doanh nghiệp 2 nước đối với các sản phẩm hạt điều thời gian tới".
Đoàn đã tiến hành khảo sát một số trung tâm thương mại (AEON, Seiyu, Maruetsu,…), chợ đầu mối tại các thành phố lớn của Nhật Bản như: Tokyo, Osaka, Kyoto, Fuji. Qua đó đã hiểu rõ hơn về tập quán, nhu cầu tiêu thụ điều tại Nhật Bản, đặc biệt là học hỏi được một số kinh nghiệm trong nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, sản phẩm ăn liền (đặc biêt là về thiết kế bao bì, nhãn mác, hương vị sản phẩm); đánh giá và so sánh được giá bán của sản phẩm cùng loại tại thị trường Việt Nam, từ đó xây dựng được chiến lược về giá với thị trường Nhật Bản; hiểu về chuỗi phân phối, bán lẻ của Nhật Bản; các giải pháp để quảng bá, marketing cho sản phẩm,…
Bên lề các sự kiện trên, các doanh nghiệp tham gia Đoàn đã ký biên bản ghi nhớ (MOU), hợp đồng hợp tác, gặp gỡ song phương và riêng rẽ, giao lưu với các bạn hàng của Nhật Bản nhằm tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài,…
Sau đây là một số hình ảnh hoạt động của Đoàn XTTM tại Nhật Bản:
Quang cảnh Hội thảo tại Tokyo | Tại Osaka |
Lễ ký kết hợp đồng, biên bản ghi nhớ tại Tokyo | Tại Osaka |
DN kết nối giao thương tại Tokyo | Tại Osaka |
Chụp hình lưu niệm tại Tokyo | Tại Osaka |
Khảo sát thị trường - Hình ảnh sản phẩm điều của Nhật Bản |
LỜI CẢM ƠN Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại cấp quốc gia năm 2023 do Bộ Công Thương chủ trì (Phê duyệt đợt 2), Ban Thường vụ Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) đã gấp rút triển khai công tác chuẩn bị cho hoạt động “Tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tại Nhật Bản". Trong quá trình này, Ban Thường trực và Văn phòng VINACAS đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình, hiệu quả của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nơi đầu tiên, Thường trực và Văn phòng VINACAS liên hệ là Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản. Thật may mắn là đúng thời điểm VINACAS dự định tổ chức đoàn đến Nhật Bản thì Thương vụ Việt Nam tại Nhật phối hợp với Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức Ngày doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Nhật (Ngày 02/11/2023). Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã thống nhất mời Đoàn tham dự sự kiện này; đồng thời, hỗ trợ VINACAS tổ chức “Hội thảo giao thương hạt điều Việt Nam - Nhật Bản" tại Tokyo, song song với sự kiện trên vào chiều ngày 02/11/2023. Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka cũng thống nhất phối hợp với VINACAS tổ chức “Hội thảo giao thương hạt điều Việt Nam - Nhật Bản" tại Osaka vào chiều ngày 06/11/2023. Thương vụ cũng đã giới thiệu cho VINACAS Công ty Tổ chức sự kiện đã thực hiện thành công nhiều chuyến đi kèm theo các sự kiện Hội nghị, Hội thảo, xúc tiến đầu tư, Thương mại cho các địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam. VINACAS đã kết nối và thực hiện công việc chuẩn bị với Công ty này. Ngày 22/09/2023, Đại diện Ban Thường trực và Văn phòng VINACAS do ông Bạch Khánh Nhựt, Phó chủ tịch Thường trực dẫn đầu đã có buổi làm việc với Văn phòng Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh (JETRO Ho Chi Minh). Ông Mastumoto, Trưởng Văn phòng JETRO Ho Chi Minh cùng một số lãnh đạo, cán bộ của Văn phòng đã tiếp và trao đổi nhiệt tình với phía Vinacas về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hoạt động xúc tiến thường mại tại Nhật Bản; đồng thời cung cấp thông tin về Hiệp hội Hạt Nhật Bản và danh sách các Hội viên của Hiệp Hội này. Một ngày sau, Ông Mastumoto đã giới thiệu Vinacas với ông Hiroki Kato - Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam thành phố Sakai, người có quen biết một số doanh nghiệp Nhật Bản làm trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm liên quan đến các loại hạt. Văn phòng VINACAS cũng đã kết nối với một số chuyên gia và được hỗ trợ nhiệt tình như: Ông UENO Tomio, một chuyên gia, làm việc cho nhiều Tổ chức của Nhật Bản, người đã gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, đã và đang tham gia nhiều dự án trong nhiều lĩnh vực, hỗ trợ cho Việt Nam. Tiến sĩ Đinh Thu Hà, giảng viên trường đại học Tài nguyên – Môi trường TP Hồ Chí Minh, người nhiều năm học tập, nghiên cứu và trưởng thành tại Nhật Bản. Ông UENO đã góp ý nhiều về việc tổ chức Hội thảo xúc tiến thương mại tại Nhật Bản thế nào cho hiệu quả. Ông UENO và tiến sĩ Thu Hà không chỉ chỉnh sửa, dịch sang tiếng Nhật các tài liệu, Thư mời tham dự 2 “Hội thảo giao thương hạt điều Việt Nam - Nhật Bản" mà Ông UENO còn trực tiếp đem Thư mời về Nhật Bản để gửi và đại diện cho Vinacas nhận phản hồi từ các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản. Ông cũng giúp Vinacas kết nối với Chủ tịch Hiệp hội Hạt Nhật Bản và Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam tại Sakai. Các công việc về thông tin, hậu cần liên quan khác đã được Ban Thường trực và Văn phòng Vinacas nỗ lực thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm tại Nhật Bản và Việt Nam. Đặc biệt, VINACAS nhận được sự hỗ trợ, phối hợp, giúp đỡ của Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương Việt Nam trong suốt quá trình đề xuất, xem xét, phê duyệt và triển khai hoạt động này. Lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại đã cử 1 đại diện của Cục tham gia đoàn công tác. Với những hỗ trợ to lớn, cụ thể của các tổ chức, cá nhân uy tín, nhiều kinh nghiệm cùng sự nỗ lực của Ban Thường trực và Văn phòng Vinacas, chúng ta tin tưởng rằng: hoạt động của đoàn Xúc tiến Thương mại tại Nhật Bản, thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương Việt Nam chủ trì vào đầu tháng 11/2023 sẽ thành công tốt đẹp. Nhân cơ hội này, thay mặt Ban Thường vụ, Ban chấp hành Hiệp hội điều Việt Nam, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các tập thể, cá nhân đã hỗ trợ tích cực cho chương trình. Trân trọng! Phạm Văn Công - Chủ tịch VINACAS |
Ban XTTM – Văn phòng VINACAS
Bài viết khác
- VINACAS mời DN, mạnh thường quân tham gia Đoàn CTXH tại Yên Bái
- VINACAS kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt các tỉnh miền Bắc do cơn bão số 3 (siêu bão Yagi) gây ra
- Tổng thống Guinea-Bissau lần đầu thăm Việt Nam kể từ năm 1973
- Chương trình cấp quốc gia về XTTM năm 2024: “Tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại thị trường Trung Quốc” Cơ quan chủ trì: Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) thành công tốt đẹp!
- VINACAS tham gia Khóa đào tạo nâng cao năng lực cho các Hiệp hội trong xây dựng và phát triển các dịch vụ cho doanh nghiệp
- VINACAS tham gia Khóa đào tạo nâng cao năng lực tư vấn chính sách
- Chương trình cấp quốc gia về XTTM: Tổ chức Đoàn giao dịch thương mại tại Trung Quốc, Q.3 năm 2024
- Chương trình cấp quốc gia về XTTM - Hội nghị điều Quốc tế Việt Nam lần thứ 13 năm 2024 chính thức khai mạc
- Chương trình cấp quốc gia về XTTM: ”Hội nghị quốc tế ngành điều”, Q.I/ 2024 tại Tp. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình
- Chủ tịch VINACAS chúc mừng năm mới Giáp Thìn 2024
Bảng giá điều
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Quy đổi Gram » Ibs/80kgs
»
Tỷ giá hoán đổi
Mã | Mua | CK | Bán |
Đăng ký nhận bản tin