Cải tạo nhanh vườn điều

  1. Ngày đăng: 13-04-2015 15:48:44
  2. Lượt xem: 1.283
1  2  3  4  5
0/5 - 0 Bình chọn - 1283 Lượt xem

(13/4/2015) Vừa qua, tại hội nghị Ban Chỉ đạo phát triển điều bền vững, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đã yêu cầu tăng cường tuyên truyền, tạo diễn đàn, in tờ rơi để hướng dẫn nông dân ghép cải tạo vườn điều một cách nhanh nhất, dễ hiểu nhất…

Cải tạo nhanh vườn điều

(13/4/2015) Vừa qua, tại hội nghị Ban Chỉ đạo phát triển điều bền vững, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đã yêu cầu tăng cường tuyên truyền, tạo diễn đàn, in tờ rơi để hướng dẫn nông dân ghép cải tạo vườn điều một cách nhanh nhất, dễ hiểu nhất…

 

cai tao nhanh vuon dieucai tao nhanh vuon dieucai tao nhanh vuon dieucai tao nhanh vuon dieu

Chồi ghép điều được Vinacas hỗ trợ thực hiện tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Quyết liệt vào cuộc

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, ngay sau khi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT có ý kiến chỉ đạo tại hội nghị phát triển SX điều tháng 12/2014 tại Bình Phước, Ban Chỉ đạo đã quyết liệt vào cuộc.

Trong đó, trình lãnh đạo Bộ phê duyệt hai quy hoạch hết sức quan trọng, gồm “Quy hoạch phát triển điều đến năm 2020, định hướng đến 2030" và “Đề án trồng tái canh và ghép cải tạo thay thế giống điều giai đoạn 2014 - 2020".

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo đã hoàn thiện dự thảo, xin ý kiến góp ý Quy trình tạm thời ghép cải tạo vườn điều và Quy trình trồng thay thế, thâm canh điều. Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức “Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp và phát triển điều bền vững".

Tổ chức hội đồng công nhận 2 giống điều mới (AB 29 và AB 05-08). Triển khai xây dựng mô hình ghép cải tạo, tái canh, tham quan những vườn điều cho hiệu quả cao.

UBND tỉnh Bình Phước cũng đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phát triển điều bền vững và UBND tỉnh Đồng Nai chuẩn bị ban hành quyết định vùng trồng điều lớn tập trung tại xã An Viễn, huyện Trảng Bom.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo phối hợp với Sở NN-PTNT các tỉnh trồng điều rà soát quy hoạch và tăng cường công tác quản lý chất lượng giống, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh cây giống điều theo đúng quy định pháp luật.

Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây điều đã phối hợp với một số viện nghiên cứu, Sở NN-PTNT triển khai thực hiện tại các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định ... bằng cách tác động các biện pháp kỹ thuật như tỉa cành, tạo tán, làm cỏ, bón phân, phòng trừ dịch hại đã mang lại kết quả tốt và được nông dân đánh giá cao.

Hiện một số mô hình cải tạo vườn điều hiệu quả đang được nhân lên và được giới thiệu trên các phương tiện truyền thông để người trồng điều học tập và làm theo.

Tập trung tuyên truyền và nhân chồi ghép

Theo Ban Chỉ đạo phát triển điều bền vững, tổng nhu cầu giống điều để trồng tái canh và ghép cải tạo (đến năm 2020) đang đặt ra rất bức thiết, gồm 13,5 trệu cây để phục vụ trồng tái canh 45.000 ha và 22,5 triệu chồi ghép để ghép cải tạo 15.000 ha.

Cụ thể, Bình Phước cần 7,5 triệu cây điều giống và 7,5 triệu chồi giống. Đồng Nai cần 2,7 triệu cây điều giống và 2,7 triệu chồi giống. Bình Thuận cần 1,5 triệu cây điều giống và 11,25 triệu chồi giống. Bà Rịa - Vũng Tàu cần 0,6 triệu cây điều giống. Gia Lai cần 1,2 triệu cây điều giống. Đắk Nông cần 1,05 triệu chồi giống.

Nhiều ý kiến tại hội nghị cho rằng, hạn chế hiện nay là mới chỉ xác định được rất ít cây điều bình tuyển cây đầu dòng (14 cây) để lấy chồi ghép phục vụ cho mục tiêu ghép cải tạo 15.000 ha (đến năm 2020).

Cụ thể, tại tỉnh Bình Phước mới chọn được 9 cây, Đồng Nai chọn được 2 cây, Bà Rịa - Vũng Tàu chọn được 3 cây và Bình Thuận chọn được 1 cây điều có triển vọng bình tuyển cây đầu dòng.

Ngoài ra, theo quy định thì quá trình bình tuyển cây đầu dòng phải mất tới 3 năm. Ngoài ra, để ghép cải tạo 15.000 ha điều, cần phải có tới 100 ha vườn nhân chồi để cung cấp mắt ghép.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã ghi nhận ý kiến trên và đánh giá cao vai trò, trách nhiệm của Vinacas trong thời gian qua, đồng thời đề nghị Vinacas tiếp tục quan tâm đầu tư cho công tác khuyến nông, hỗ trợ nông dân trong chương trình ghép cải tạo vườn điều.

Trước thực tế này, ông Ngô Quang Vinh, nguyên Phó Viện trưởng phụ trách Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam đề xuất, trước mắt các địa phương cần quyết liệt chọn ra thật nhiều cây điều “ưu tú" (không gọi là cây “đầu dòng" để tránh lẫn lộn khái niệm khoa học, cũng như tiêu chuẩn bình tuyển được quy định rất khắt khe), sau đó lập ra các vườn nhân chồi để thực hiện lấy mắt ghép chuyển giao sớm cho nông dân.

Trong quá trình này, các nơi sẽ dần chọn ra các cây điều cho năng suất, chất lượng cao nhất để bình tuyển cây đầu dòng theo đúng quy trình, nhằm phát huy, gìn giữ các giống điều tốt cho mai sau.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh yêu cầu Cục Trồng trọt phải sớm công bố và triển khai ngay Quy trình ghép cải tạo vườn điều; Tiêu chí bình tuyển cây đầu dòng và Tiêu chuẩn xác định các cây điều “ưu tú" để sớm áp dụng vào thực tế SX.

Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây điều phải tập trung đi các tỉnh trọng điểm trồng điều để sâu sát thực tế, làm việc với các địa phương nhằm sớm thông qua các chương trình giống điều tốt chuyển giao ngay cho nông dân.

Đặc biệt, phải tăng cường tuyên truyền, tạo diễn đàn, in tờ rơi ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu nhằm phổ biến rộng khắp, tạo phong trào mạnh mẽ nông dân cùng tham gia ghép cải tạo vườn điều một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Theo ông Đặng Hoàng Giang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), đến nay phương án ghép cải tạo vườn điều vẫn là tối ưu để tăng năng suất, chất lượng vườn điều và giúp bà con nông dân tăng thu nhập. Thời điểm ghép cải tạo tốt nhất là từ tháng 4 đến tháng 7.

Vinacas đang tiếp tục hỗ trợ thêm nhiều mô hình tại các tỉnh, vì thế đề nghị Bộ NN-PTNT sớm giải ngân gói kinh phí hỗ trợ 1 tỷ đồng (đã được phê duyệt) để kịp triển khai ngay trong niên vụ này.

NGUYỄN HẢI

NGUỒN: BÁO NNVN

Bài viết khác

Bảng giá điều

Bảng giá điều (tạm ngưng)

Quy đổi Gram » Ibs/80kgs
»
Tỷ giá hoán đổi
Mua CK Bán
Đăng ký nhận bản tin