Nhập khẩu hạt điều giảm tháng thứ tư liên tiếp
- Ngày đăng: 26-11-2019 09:08:46
- Lượt xem: 1.532
(22/11/2019) Nhập khẩu hạt điều giảm tháng thứ tư liên tiếp
Mặc dù xuất khẩu điều nhân đóng góp vào kim ngạch của cả nước trên 2,7 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2019, nhưng ngược lại nhập khẩu mặt hàng này trên 1,8 tỷ USD với 1,41 triệu tấn, tăng 34,5% về lượng nhưng giảm 11,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Hình minh họa - Nguồn: IT
Riêng tháng 10/2019, Việt Nam cũng đã nhập khẩu 123,05 nghìn tấn, trị giá 167,78 triệu USD, giảm 24,5% về lượng và giảm 15,4% về trị giá so với tháng 9/2019 – đây là tháng giảm thứ tư liên tiếp, số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ.
Mười tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập khẩu hạt điều chủ yếu từ Bờ Biển Ngà, chiếm 33,9% tổng lượng điều nhập khẩu đạt 480,7 nghìn tấn, trị giá 611,51 triệu USD, tăng 38,94% về lượng nhưng giảm 7,38% trị giá, giá nhập bình quân 1272,12 USD/tấn, giảm 32,94% so với cùng kỳ năm 2018.
Riêng tháng 10/2019, Việt Nam cũng đã nhập từ Bờ Biển Ngà 37,57 nghìn tấn, trị giá 49,18 triệu USD, giảm 32,46% về lượng và giảm 23,13% trị giá, giá nhập bình quân 1308,91 USD/tấn, tăng 13,82% so với tháng 9/2019; so với tháng 10/2018 thì tăng 31,03% về lượng và 22,22% trị giá, giá nhập bình quân giảm 6,72%.
Tiếp theo là thị trường Ghana, so với 10 tháng đầu năm 2018 đây là một trong những thị trường mới cung cấp hạt điều cho Việt Nam đạt 212,48 nghìn tấn, trị giá 256,82 triệu USD, giá nhập bình quân 1208,69 USD/tấn, riêng tháng 10/2019 Việt Nam cũng đã nhập từ thị trường này 5,7 nghìn tấn, trị giá 6,14 triệu USD, giảm 40,17% về lượng và giảm 39,88% về trị giá, giá nhập bình quân 1076,01 USDS/tấn, tăng 0,48% so với tháng 9/2019. Kế đến là thị trường Cămpuchia với lượng nhập 175,08 nghìn tấn, trị giá 294,27 triệu USD, giá nhập bình quân 1680,75 USD/tấn, tăng 27,48% về lượng và tăng 5,1% về trị giá, giá nhập bình quân giảm 17,55% so với cùng kỳ 2018; riêng tháng 10/2019 cũng đã nhập từ thị trường Cămpuchia 100 nghìn tấn hạt điều, trị giá 130 nghìn USD, giảm 90,48% về lượng và giảm 91,57% trị giá so với tháng 9/2019; giảm 99,24% về lượng và 99,52% trị giá so với tháng 10/2018.
Nhìn chung, 10 tháng đầu năm nay lượng điều nhập khẩu từ các thị trường hầu hết đều tăng trưởng, theo đó nhập từ Bờ Biển Ngà tăng nhiều nhất, tiếp theo là Cămpuchia và Indonesia.
Đáng chú ý, ngoài thị trường Ghana thì Việt Nam còn nhập từ một số thị trường mới như: Singapore, Nigeria, Cộng hòa Tanzania với lượng nhập lần lượt 130 tấn; 159,53 tấn và 34,43 tấn với giá nhập bình quân tương ứng 922,82 USD/tấn; 1161,61 USD/tấn; 1434,18 USD/tấn.
Thị trường cung cấp hạt điều 10 tháng năm 2019
Thị trường | 10 tháng năm 2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Bờ Biển Ngà | 480.705 | 611.513.844 | 38,11 | -7,38 |
Campuchia | 175.086 | 294.276.512 | 27,48 | 5,1 |
Indonesia | 27.658 | 45.728.777 | 26,68 | 10,41 |
Hương Nguyễn (theo VITIC)
Nguồn: VinaNet
Tags
tin ngành điều tin nganh dieu Nhập khẩu hạt điều giảm tháng thứ tư liên tiếp nhap khau hat dieu giam thang thu tu lien tiep
Bài viết khác
- Nếu Mỹ áp thuế 20%, xuất khẩu nông lâm thủy sản ảnh hưởng thế nào?
- Sáu tháng đầu năm: Ngành nông nghiệp trên đà phục hồi và tăng trưởng
- Tỉnh nào trồng điều - chăn nuôi - đô thị sân bay, cảng biển và “tham vọng” thành cái nôi xuất khẩu toàn cầu
- Xuất khẩu hạt điều Việt Nam: Thách thức thuế quan Mỹ và cơ hội từ giá điều thô giảm
- Lượng mua tăng đột biến, Trung Quốc vươn lên thành thị trường mua nhiều nhất một loại hạt cực bổ dưỡng của Việt Nam
- Việt Nam ký thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản Mỹ
- Người Trung Quốc thừa nhận ’ăn đứt’ hàng nội, ’sản vật trời ban’ của Việt Nam được săn lùng với giá đắt đỏ, xuất khẩu bỏ xa cả thế giới
- 7 mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu đạt tỷ USD trong 5 tháng đầu năm
- Nông sản Việt trước thách thức thuế đối ứng: Hạt điều còn nhiều dư địa ngoài thị trường Hoa Kỳ
- Việt Nam nhập khẩu hơn 1 triệu tấn hạt điều trong 4 tháng đầu năm 2025
Bảng giá điều
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Quy đổi Gram » Ibs/80kgs
»
Tỷ giá hoán đổi
Mã | Mua | CK | Bán |
Đăng ký nhận bản tin