Xuất khẩu điều đặt mục tiêu 3,6 tỷ USD năm 2021
- Ngày đăng: 11-01-2021 13:51:22
- Lượt xem: 955
(09/1/2021) Xuất khẩu điều đặt mục tiêu 3,6 tỷ USD năm 2021
Đó là kế hoạch của Bộ NN-PTNT về xuất khẩu điều, được thông báo tại Hội nghị tổng kết hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học - công nghệ ngành điều năm 2020.
Xuất khẩu điều đặt mục tiêu 3,6 tỷ USD năm 2021. Ảnh: Thanh Sơn.
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), số liệu thống kê của Bộ NN-PTNT, cho thấy, kết quả xuất khẩu điều của Việt Nam năm 2020 đạt kim ngạch 3,188 tỷ USD, bằng 97% về trị giá so với năm 2019 và chiếm khoảng 8,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp Việt Nam năm 2020.
Theo kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2021 của Bộ NN-PTNT, tổng diện tích cây điều của cả nước năm 2021 còn 297 ngàn ha (bằng 99,7% so với năm 2020), sản lượng điều thô đạt 360 ngàn tấn (bằng 107,8%), năng suất bình quân đạt 1,29 tấn/ ha (bằng 107,5%).
Theo kế hoạch xuất khẩu 2021 của Bộ NN-PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu điều sẽ đạt 3,6 tỷ USD (tăng 12,9% so với năm 2020).
Ông Phạm Văn Công, Chủ tịch VINACAS, cho biết, trong bối cảnh còn có những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, tình hình kinh tế, xã hội quốc tế, chủ trương chung của Ban Chấp hành - Ban Thường vụ VINACAS là: tiếp tục kiên trì thực hiện mục tiêu “giữ lượng, tăng chất, tăng giá" trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu điều năm 2021 và các năm tiếp theo.
Về khoa học công nghệ trong ngành điều, ông Nguyễn Xuân Khôi, Phó trưởng ban Khoa học – Công nghệ của Vinacas, cho hay, hiện nay đa số các nhà máy chế biến điều tại Việt Nam đều được cơ giới hóa. Tuy nhiên mức độ cơ giới hóa chưa được đồng bộ và hiệu quả chưa cao.
Do đó, để duy trì lợi thế, tăng tính cạnh tranh, tránh dịch chuyển sản xuất qua các nước có nguồn nguyên liệu dồi dào, các nhà máy chế biến điều tại Việt Nam cần phải có định hướng và thực hiện các giải pháp cần thiết về khoa học công nghệ.
Trong đó, đặc biệt phải tập trung nâng cao chất lượng và đảm bảo ATSVTP trong một số khâu như cắt tách (tỷ lệ nhiễm dầu nhiều), xử lý hồi ẩm... Nếu không sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu nhân điều sản xuất tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp điều Việt Nam cần phải xây dựng việc nhận dạng thương hiệu điều Việt Nam, làm chủ công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, tạo lợi thế cạnh tranh trong sản xuất chế biến điều so với các nước khác…
Một điều rất quan trọng là các nhà máy nên chuyển dịch dần từ chế biến thô sang chế biến sâu để gia tăng giá trị sản phẩm cũng như giá trị thương hiệu điều Việt Nam. Về máy móc thiết bị, hiện nay, các đơn vị chế tạo máy trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng cung cấp thiết bị phù hợp theo yêu cầu cho các nhà máy chế biến sâu.
Thanh Sơn
Nguồn: Báo NNVN
Bài viết khác
- Ngành nông nghiệp nỗ lực tăng tốc
- Hơn 800.000 tấn hàng từ Campuchia đổ bộ giúp Việt Nam xuất khẩu bỏ xa cả thế giới: Chi hơn 3 tỷ USD mua hàng, nước ta là ’cá mập’ gom 98% từ láng giềng
- Infographic: 5 SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA NGÀNH ĐIỀU VIỆT NAM 2024
- 10 dấu ấn nổi bật của ngành Nông nghiệp - PTNT năm 2024
- VINACAS Chào Năm Mới 2025!
- Cà phê, điều cùng đạt những cột mốc mới về xuất khẩu
- Maersk: Tết Nguyên đán, tranh chấp lao động và tắc nghẽn cảng thách thức thị trường vận tải châu Âu năm 2025
- Xuất khẩu nông lâm thủy sản có nhiều cơ hội và dư địa tăng trưởng trong năm 2025
- Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%
- [Infographic] Top 10 thị trường và doanh nghiệp xuất khẩu điều nhân hàng đầu Việt Nam tháng 11/2024
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Mã | Mua | CK | Bán |