Nông, lâm thủy sản xuất siêu 3,27 tỷ USD
- Ngày đăng: 31-05-2021 10:23:37
- Lượt xem: 736
(29/5/2021) Nông, lâm thủy sản xuất siêu 3,27 tỷ USD
Riêng tháng 5, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 5,01 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 1,3% so với tháng 4/2021.Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông (Cần Thơ). Ảnh: Thanh Liêm-TTXVN
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng nông, lâm thủy sản ước 22,83 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu ước khoảng 19,57 tỷ USD, tăng 51%. Giá trị xuất siêu nông, lâm thủy sản đạt khoảng 3,27 tỷ USD, giảm 28,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Riêng tháng 5, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 5,01 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 1,3% so với tháng 4/2021; trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt 1,75 tỷ USD, lâm sản chính 1,52 tỷ USD, thủy sản đạt 750 triệu USD và chăn nuôi đạt 41 triệu USD…
Tính chung 5 tháng, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy, sản ước đạt 22,83 tỷ USD, tăng 30,3% so với 5 tháng/2020. Trong số đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt 7,78 tỷ USD, tăng 13%. Lâm sản chính đạt 7,06 tỷ USD, tăng 61,8%. Thủy sản đạt 3,24 tỷ USD, tăng 12%. Chăn nuôi ước đạt 166 triệu USD, tăng 43,9%.
Nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm: cao su, chè, gạo, rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, cá tra, tôm; gỗ, mây, tre, cói thảm, quế…
Đặc biệt, nhiều sản phẩm tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu như: cao su, chè, nhóm hàng rau quả, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn. Riêng hồ tiêu dù khối lượng xuất khẩu giảm giảm 15,6%, nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng nên giá trị xuất khẩu vẫn tăng 25,2%, đạt 387 triệu USD. Những mặt hàng khác tăng giá trị chủ yếu nhờ khối lượng như: sản phẩm chăn nuôi, cá tra, tôm, gỗ, mây, tre, cói thảm…Tuy nhiên, có 2 mặt hàng chính lại giảm cả khối lượng và giá trị xuất khẩu gồm cà phê và gạo.
Về thị trường xuất khẩu, ước giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 5 tháng của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 46,5% thị phần, châu Mỹ 27%, châu Âu 10,1%, châu Đại Dương 1,3% và châu Phi 1,7%. Trong số đó, có 4 thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng khá trong xuất khẩu và chiếm thị phần lần lượt là 24,6%, 22,6%, 6,6% và 4,9%.
Về nhập khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong 5 tháng, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm thủy sản ước khoảng 19,57 tỷ USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2020. Trong số đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 7,04 tỷ USD, tăng 126,9%. Nhóm sản phẩm chăn nuôi đạt khoảng 1,52 tỷ USD, tăng 23,2%. Nhóm hàng thủy sản ước khoảng 881,2 triệu USD, tăng 25,8%. Nhóm lâm sản chính khoảng 1,34 tỷ USD, tăng 42,3%. Nhóm sản phẩm đầu vào sản xuất khoảng 2,9 tỷ USD, tăng 36,5%.
Để thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ chuẩn bị tổ chức các hội thảo, diễn đàn thúc đẩy xuất khẩu, mở cửa thị trường, hỗ trợ thông tin doanh nghiệp xuất khẩu nông sản về các hiệp định thương mại, hướng dẫn doanh nghiệp, địa phương về thực thi chính sách, quy định của các thị trường xuất khẩu phù hợp với tình hình dịch COVID-19.
Bộ cũng phối hợp chặt chẽ với các Tham tán thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong tình hình dịch COVID-19 hiện nay. Bộ tiếp tục triển khai các hoạt động hợp tác song phương với các đối tác Trung Quốc, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Israel, Nauy, New Zealand, Nga, Hungary, Cu Ba...
Bên cạnh đó, các đơn vị chức năng tiếp tục tổng hợp các thông báo và cảnh báo từ các đối tác thương mại và các nước thành viên WTO, phản hồi các góp ý đối với dự thảo Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động -thực vật (SPS) mới của Việt Nam đã thông báo với WTO. Đồng thời, xây dựng đề án Nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết về SPS trong Hiệp định SPS của Tổ chức Thương mại thế giới và các hiệp định thương mại tự do.
Với thị trường trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương phục vụ chỉ đạo điều hành của Bộ, báo cáo Tổ điều hành Thị trường trong nước, Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ. Cùng với đó, chủ động phối hợp, hỗ trợ các các địa phương, ngành hàng triển khai các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch COVID-19 hiện nay./.
Bích Hồng
Nguồn: BNEWS/ TTXVN
Tags
tin ngành điều tin nganh dieu Nông lâm thủy sản xuất siêu 3 27 tỷ USD nong lam thuy san xuat sieu 327 ty usd
Bài viết khác
- Xuất khẩu nông lâm thủy sản có nhiều cơ hội và dư địa tăng trưởng trong năm 2025
- Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%
- [Infographic] Top 10 thị trường và doanh nghiệp xuất khẩu điều nhân hàng đầu Việt Nam tháng 11/2024
- Xuất nhập khẩu Việt Nam bứt phá: 800 tỷ USD trong tầm tay!
- Mỹ liên tục chốt đơn sản vật đắt đỏ của Việt Nam: thống trị cả thế giới 2 thập kỷ, 90 quốc gia nhanh chân săn lùng
- Nhiều nông sản xuất khẩu về đích sớm
- Campuchia phê duyệt thành lập trung tâm công nghiệp hạt điều
- Tiểu thương nhộn nhịp chuẩn bị hàng hóa cho mùa lễ hội cuối năm
- Thấy gì qua thống kê về sản lượng và mùa vụ mới nhất của INC?
- Nhiều mặt hàng nông sản Việt xuất hiện trên bàn ăn của người Trung Quốc nhờ chợ online
Bảng giá điều
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Quy đổi Gram » Ibs/80kgs
»
Tỷ giá hoán đổi
Mã | Mua | CK | Bán |
Đăng ký nhận bản tin