Năm 2023, nông sản hướng mục tiêu 54 tỷ USD xuất khẩu
- Ngày đăng: 02-01-2023 09:27:39
- Lượt xem: 1.104
(01/1/2023) Năm 2023, nông sản hướng mục tiêu 54 tỷ USD xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu được mở rộng song song với chú trọng thị trường trong nước sẽ là cơ sở để hướng đến mục tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản 2023 là 54 tỷ USD.
Video linkNăm 2022 sắp qua là 1 năm nông nghiệp Việt Nam đã phải nỗ lực và linh hoạt để vượt khó. Điển hình như với ngành hàng cá tra, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, chi phí đầu vào tăng cao, nhưng ngành này vẫn tận dụng mọi cơ hội và đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay 2,4 tỷ USD, góp phần quan trọng vào tăng trưởng của ngành thủy sản.
Thủy sản Việt Nam cũng đã từ con số 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của năm 2000, đến nay đã chạm mốc 11 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm nay đạt tổng cộng hơn 53 tỷ USD. Đây rõ ràng là một con số, một kết quả nói lên nhiều điều.
Năm 2022, nông nghiệp Việt Nam tiếp tục có 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 7 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD là gỗ và sản phẩm gỗ, tôm, cà phê, gạo, cao su; rau quả, hạt điều. Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm nay đạt tổng cộng hơn 53 tỷ USD. (Ảnh minh họa - Ảnh: IT)
"Khi lạm phát các nước lên cao, đây vừa là thách thức, vừa là thời cơ. Hai là giá đầu vào của vật tư tăng cao. Do vậy chúng ta đặt mục tiêu 10 tỷ với mức khiêm tốn. Còn chúng ta sẽ năng động, linh hoạt, sáng tạo để quyết định giải pháp tăng tốc trong thời điểm thích hợp", Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhận định.
Năm 2022 đã ghi dấu những nỗ lực đàm phán và hoàn thiện các thủ tục xuất khẩu hàng loạt nông sản như: xoài, thịt gà sang Hàn Quốc, bưởi, chanh ta sang New Zealand; lông vũ, yến, chanh leo, sầu riêng, khoai lang... sang Trung Quốc. Quả bưởi tươi là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
Thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng cả về ngành hàng và sản phẩm, song song với chú trọng thị trường trong nước sẽ là cơ sở để hướng đến mục tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản 2023 đạt 54 tỷ USD.
"Năm 2023 sẽ là năm rà soát lại các cấu trúc của từng chuỗi giá trị, từng sản phẩm đặc thù. chúng ta không phát triển ồ ạt dẫn tới đổ xô trồng cây sầu riêng mà quên các nông sản khác. Thứ hai là kết nối doanh nghiệp với bà con. Thứ ba là đảm bảo cấu trúc giá, đầu ra ổn định", ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường, cho biết.
Theo khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, rủi ro thị trường sẽ được giảm thiểu khi sản xuất đáp ứng tốt các chuẩn mực thị trường. Các hiệp hội, doanh nghiệp, người sản xuất phải làm sao giữ được chữ tín khi thị trường 2023 được dự báo có nhu cầu lớn về lương thực, thực phẩm.
Ban Thời sựNguồn: VTV
Bài viết khác
- 10 dấu ấn nổi bật của ngành Nông nghiệp - PTNT năm 2024
- VINACAS Chào Năm Mới 2025!
- Cà phê, điều cùng đạt những cột mốc mới về xuất khẩu
- Maersk: Tết Nguyên đán, tranh chấp lao động và tắc nghẽn cảng thách thức thị trường vận tải châu Âu năm 2025
- Xuất khẩu nông lâm thủy sản có nhiều cơ hội và dư địa tăng trưởng trong năm 2025
- Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%
- [Infographic] Top 10 thị trường và doanh nghiệp xuất khẩu điều nhân hàng đầu Việt Nam tháng 11/2024
- Xuất nhập khẩu Việt Nam bứt phá: 800 tỷ USD trong tầm tay!
- Mỹ liên tục chốt đơn sản vật đắt đỏ của Việt Nam: thống trị cả thế giới 2 thập kỷ, 90 quốc gia nhanh chân săn lùng
- Nhiều nông sản xuất khẩu về đích sớm
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Mã | Mua | CK | Bán |