Được báo Nhật gọi là ’vua ngành hạt điều’, tại sao Việt Nam lại nhập tới 1 tỉ USD hạt điều từ Campuchia?
- Ngày đăng: 05-05-2023 16:35:06
- Lượt xem: 1.133
(01/5/2023) Được báo Nhật gọi là ’vua ngành hạt điều’, tại sao Việt Nam lại nhập tới 1 tỉ USD hạt điều từ Campuchia?
Ngoài Campuchia, Việt Nam còn nhập lượng lớn hạt điều từ các nước khác trên thế giới, bao gồm Ghana, Nigeria và Tanzania.
Thế mạnh hạt điều
Theo KhmerTimes, trong năm 2022, Campuchia đã xuất khẩu tổng cộng 670.000 tấn điều thô trị giá 1,07 tỷ USD ra thị trường quốc tế, với 98,5% lượng điều thô trị giá 1 tỷ USD được vận chuyển đến Việt Nam.
Hạt điều thô Campuchia là một trong những nguồn cung cấp chính cho hoạt động chế biến hạt điều của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), năm ngoái Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,9 triệu tấn điều thô với giá bình quân 1.400 USD/tấn. Các doanh nghiệp địa phương đã chi khoảng 2,66 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu thô.
Việt Nam tiếp tục là nước nhập khẩu điều thô hàng đầu thế giới. Các nhà cung cấp hạt điều lớn nhất cho Việt Nam bao gồm Campuchia, một số nước châu Phi như Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigeria và Tanzania.
Hiện diện tích trồng điều của Việt Nam chỉ khoảng 300.000 ha, đủ cung cấp khoảng 30% nguyên liệu cho nhu cầu chế biến của doanh nghiệp trong nước.
Vì vậy, Vinacas đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quy hoạch dài hạn cụ thể để đầu tư các vùng trồng điều nguyên liệu ở cả Campuchia và Lào.
Tờ Nikkei Asia cho hay, hạt điều là một sản phẩm chủ lực của Việt Nam và có tiềm năng lớn trên thế giới. Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, vào năm 2018, Việt Nam sản xuất khoảng 2,66 triệu tấn hạt điều, tăng 23% so với năm 2017. Con số này gấp 3,4 lần so với Ấn Độ, nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới với sản lượng 790.000 tấn, điều đó khiến Việt Nam "hiển nhiên" trở thành "vua hạt điều" của thế giới.
Theo Vinacas, cả nước xuất khẩu khoảng 609.260 tấn hạt điều trong năm 2021, đạt tổng doanh thu gần 3,75 tỷ USD, tăng 16,81% so với năm 2020, mặc dù giá xuất khẩu bình quân giảm khoảng 1,69%. Hầu hết hạt điều đã được xuất khẩu chính ngạch bằng đường biển đến hơn 100 thị trường trên thế giới. Cùng giai đoạn, Việt Nam nhập hơn 3,14 triệu tấn điều thô.
Với kết quả này, Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều, chiếm 80% tổng lượng hạt điều xuất khẩu của thế giới. Hạt điều Việt Nam hiện chiếm khoảng 90% thị phần tại Mỹ và Trung Quốc, 80% tại Hà Lan, 60% tại Đức.
Năm 2022, ngành điều Việt Nam tiếp tục mục tiêu duy trì ổn định số lượng, đồng thời nâng cao chất lượng và giá bán sản phẩm. Giữ nguyên diện tích gieo trồng, với năng suất bình quân dự kiến đạt khoảng 1,25 tấn/ha, tổng sản lượng điều thô đạt khoảng 370.000 tấn, đạt tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,8 tỷ USD.
Vùng sản xuất điều lớn nhất của Việt Nam là tỉnh Bình Phước, nằm ở phía bắc của Thành phố Hồ Chí Minh và phía tây giáp với tỉnh Kampong Cham của Campuchia, quê của của thủ tướng Hun Sen.
Dạo bước về Bình Phước, người ta thường bắt gặp những cây điều có nguồn gốc từ Nam Mỹ phủ đầy những "quả táo điều" vàng ươm hình quả ớt chuông. Bên dưới quả táo điều chính là hạt điều.
Tiềm năng phát triển
Việt Nam đã sản xuất hạt điều trên cả nước từ đầu những năm 1980. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, được thiên nhiên ưu đãi với lượng lớn đất đỏ màu mỡ, các tỉnh như Bình Phước, Đồng Nai trở thành những vùng sản xuất chính. Việt Nam đã phân phát hạt giống và phân bón cho nông dân, đồng thời tổ chức các buổi đào tạo về kỹ thuật canh tác được sử dụng ở nước ngoài.
Nhà sản xuất lớn Lafooco, một công ty được thành lập vào năm 1985, đã làm việc với chính phủ để đưa ngành này phát triển hơn. Với trụ sở tại tỉnh Long An, công ty có khoảng 620 ha cánh đồng ở Bình Phước và các nơi khác với kỹ thuật canh tác hữu cơ đáp ứng các quy định vệ sinh của Mỹ và EU.
Bà Trà My Nguyễn, phó chủ tịch The Pan Group, công ty mẹ của Lafooco, cho biết: "Ngành điều Việt Nam đã tốn rất nhiều công sức để phát triển được như vậy. Chúng tôi vẫn muốn cải thiện hơn nữa chất lượng và sự hấp dẫn của các sản phẩm để có nhiều thành tựu hơn trên thị trường toàn cầu".
Hạt điều rang từng chiếm khoảng 80% sản lượng xuất khẩu của công ty, nhưng gần đây công ty đã bán các sản phẩm có thêm hương vị với giá cao hơn. Các sản phẩm như hạt điều vị mật ong, vị dừa và vị cay đều phổ biến.
Thu hoạch hạt điều là quá trình tốn nhiều công sức. Nhiều công đoạn - chẳng hạn như thu thập các loại hạt, tách hạt và loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài - đều cần đến nhân công. Trong khi tự động hóa là một phần ngày càng tăng của quy trình, chi phí lao động thấp của Việt Nam vẫn là lợi thế của ngành. Lương tối thiểu tăng trung bình 5,5% vào năm 2020, giảm đáng kể so với mức tăng 17,4% của năm 2013. Nhưng các công ty vẫn đang cố gắng giảm chi phí lao động bằng cách làm cho hoạt động của họ hiệu quả hơn.
Tất Đạt
Nguồn: Thể thao & Văn hóa
Bài viết khác
- Ngành nông nghiệp nỗ lực tăng tốc
- Hơn 800.000 tấn hàng từ Campuchia đổ bộ giúp Việt Nam xuất khẩu bỏ xa cả thế giới: Chi hơn 3 tỷ USD mua hàng, nước ta là ’cá mập’ gom 98% từ láng giềng
- Infographic: 5 SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA NGÀNH ĐIỀU VIỆT NAM 2024
- 10 dấu ấn nổi bật của ngành Nông nghiệp - PTNT năm 2024
- VINACAS Chào Năm Mới 2025!
- Cà phê, điều cùng đạt những cột mốc mới về xuất khẩu
- Maersk: Tết Nguyên đán, tranh chấp lao động và tắc nghẽn cảng thách thức thị trường vận tải châu Âu năm 2025
- Xuất khẩu nông lâm thủy sản có nhiều cơ hội và dư địa tăng trưởng trong năm 2025
- Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%
- [Infographic] Top 10 thị trường và doanh nghiệp xuất khẩu điều nhân hàng đầu Việt Nam tháng 11/2024
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Mã | Mua | CK | Bán |