Doanh nghiệp xuất khẩu EU: Hồ sơ một đằng, khai báo một nẻo
- Ngày đăng: 14-02-2025 09:37:25
- Lượt xem: 703
(12/2/2025) Doanh nghiệp xuất khẩu EU: Hồ sơ một đằng, khai báo một nẻo
Điều này khiến Hệ thống An toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cảnh báo và tiến hành thu hồi sản phẩm vi phạm.

Thị trường EU năm 2024 đưa ra 114 cảnh báo với nông sản Việt Nam.
Thông tin được Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, tại Công văn số 27/SPS-BNNVN gửi Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), cùng các Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, Cà phê - Ca cao Việt Nam, Nước mắm truyền thống Việt Nam, Điều Việt Nam.
Theo đó, tình trạng này đã diễn ra một thời gian, buộc EU phải cảnh báo và thu hồi những sản phẩm vi phạm.
4 nguyên nhân được Văn phòng SPS Việt Nam chỉ ra, gồm Doanh nghiệp chưa đăng ký lưu hành các sản phẩm có chứa thành phần từ "thực phẩm mới" tại thị trường EU; Doanh nghiệp khai báo các nguyên liệu trong sản phẩm không đúng với hồ sơ, đặc biệt là nguyên liệu dễ gây dị ứng.
Ngoài ra, sản phẩm có chứa phụ gia thực phẩm trái phép hoặc vượt mức quy định; Doanh nghiệp không khai báo hoặc thực hiện việc kiểm dịch thú y tại cửa khẩu đối với "sản phẩm hỗn hợp" có thành phần nguyên liệu từ động vật.
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam chia sẻ, trong số này, những quy định về "thực phẩm mới" và "sản phẩm hỗn hợp" khiến doanh nghiệp lúng túng.
"Thực phẩm mới" là bất kỳ loại thực phẩm nào không được sử dụng để tiêu thụ cho con người ở mức đáng kể trong Liên minh châu Âu trước ngày 15/5/1997. Chi tiết được nêu tại Quy định (EU) 2015/2283. Danh sách thực phẩm mới được cấp phép tại Quy định (EU) 2018/1023.
Trong khi đó, "sản phẩm hỗn hợp" nếu chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật, thì nguyên liệu từ động vật phải nằm trong danh sách các doanh nghiệp được phép xuất khẩu sản phẩm động vật vào EU.
Phân tích chi tiết hơn, ông Ngô Xuân Nam nhìn nhận, doanh nghiệp mắc sơ suất khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính như EU, thường thuộc nhóm nhỏ và vừa. Ngược lại, các doanh nghiệp lớn, nhất là khối FDI, đều có bộ phận kỹ thuật chuyên trách, nhanh chóng tiếp cận với các thông tin thay đổi của thị trường.
Vài năm trở lại đây, các thông tin về SPS được đón nhận và truyền tải rộng rãi hơn, đến gần như đầy đủ các Sở, ngành địa phương, cũng như các hiệp hội, doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Nam thẳng thắn cho rằng: "Việc kết nối chưa thật thông suốt về thông tin khiến vi phạm cũng dễ xảy ra hơn".
Năm 2024, Việt Nam nhận 114 cảnh báo từ EU, tăng gấp đôi so với năm 2023. Để tránh tình trạng lặp lại, Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị các tổ chức, cá nhân liên quan nghiên cứu kỹ quy định của thị trường trước khi xuất khẩu, tránh rủi ro không đáng có.
"Sản lượng và chất lượng phải luôn song hành với nhau. Người trực tiếp sản xuất phải đặc biệt quan tâm vấn đề này. Nếu chúng ta cứ mải mê tăng trưởng, không cẩn thận lại rơi vào cái bẫy sản lượng", Phó giám đốc Ngô Xuân Nam nói. |
Bảo Thắng
Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam
Bài viết khác
- Thủ tướng: Thương trường là chiến trường, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho doanh nhân và phát động toàn dân thi đua làm giàu
- Senegal muốn nhập khẩu gạo, gia vị, cà phê, trà... của Việt Nam và xuất khẩu điều thô
- Việt Nam chi hàng trăm triệu đô nhập hạt điều từ Campuchia
- Choáng ngợp về nông sản Việt Nam
- Xuất khẩu nông lâm thủy sản 4 tháng tăng hơn 10%, Hoa Kỳ là thị trường lớn
- Giảm “áp lực” từ thị trường Hoa Kỳ, ngành điều Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu mới
- Chi cục Hải quan khu vực 2: Hàng xuất sang Mỹ bị hủy gần 14 tỉ đồng trong nửa tháng 4
- Sẽ ký 4 thỏa thuận trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc
- Đề xuất Mỹ miễn trừ thuế đối với thủy sản, điều, cà phê, tiêu
- Tổng thống Trump hoãn thời hạn áp thuế: Hàng nông sản được xuất khẩu bình thường, tin tưởng vào sự ứng biến của doanh nghiệp
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Mã | Mua | CK | Bán |