Chuyển đổi số hóa thương mại để giữ vững cán cân xuất siêu
- Ngày đăng: 05-11-2020 13:26:49
- Lượt xem: 738
(04/11/2020) Chuyển đổi số hóa thương mại để giữ vững cán cân xuất siêu
Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương đang khẩn trương sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu, quảng bá thương hiệu.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên môi trường kỹ thuật số
Cụ thể, về phương thức triển khai, Bộ Công thương cho biết trong thời gian tới, Cục Xúc tiến thương mại sẽ trực tiếp triển khai và hướng dẫn, phối hợp các địa phương, tổ chức trong cả nước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm Hội nghị, kết nối giao thương, đào tạo, tập huấn trực tuyến;
Tham gia gian hàng trực tuyến của các Hội chợ - triển lãm lớn, uy tín trên thế giới hoặc tổ chức hội chợ, triển lãm trực tuyến cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam; triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại; triển khai hệ thống dữ liệu dùng chung về xuất nhập khẩu như mặt hàng, thị trường...
Cơ quan này cũng cho biết đang xây dựng và thiết lập hoàn chỉnh ứng dụng App Hệ sinh thái về xúc tiến thương mại, một nền tảng công nghệ thông tin ứng dụng vào hoạt động xúc tiến thương mại một cách toàn diện.
Vận hành trên môi trường công nghệ thông tin, ứng dụng này cho phép người dùng là doanh nghiệp, nhà xuất khẩu có thể tải miễn phí từ Apple Store hay Android để sử dụng trên điện thoại thông minh, ipad, máy tính và giúp kết nối, giao thương trực tuyến với đa dạng các thị trường, các ngành hàng, mặt hàng.
Ngoài ra, để huy động và chuẩn bị tốt các nguồn lực triển khai cho hệ thống xúc tiến thương mại của Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại sẽ tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo cho các doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ kinh doanh, cán bộ phụ trách xúc tiến thương mại của các địa phương, hiệp hội nhằm nâng cao năng lực tiếp cận các hình thức xúc tiến thương mại trực tuyến mới; đồng thời thông qua các lớp đào tạo, cung cấp thông tin về thị trường, ngành hàng, nhu cầu xuất - nhập khẩu đến các doanh nghiệp.
Đây được coi là loạt giải pháp nhằm thích ứng với các kịch bản và biện pháp phục hồi nền kinh tế đang được Chính phủ chỉ đạo thực hiện. Mục đích nhằm giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn và có thể đón các cơ hội mới sau đại dịch trong bối cảnh cần có sự điều chỉnh tổng thể cho cả nền kinh tế cũng như riêng cho hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu.
Hiếu MinhNguồn: Đầu tư Chứng khoán
Bài viết khác
- Sẽ ký 4 thỏa thuận trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc
- Đề xuất Mỹ miễn trừ thuế đối với thủy sản, điều, cà phê, tiêu
- Tổng thống Trump hoãn thời hạn áp thuế: Hàng nông sản được xuất khẩu bình thường, tin tưởng vào sự ứng biến của doanh nghiệp
- Trước nguy cơ Mỹ áp thuế 46%, chủ tịch một ngành hàng nông sản đã sang Mỹ để đàm phán trực tiếp với đối tác
- Mỹ áp thuế 46%: Bộ Công Thương khuyên DN ’không bỏ trứng vào một giỏ’
- Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có thể chịu thiệt hại vì thuế đối ứng của Mỹ
- Ngành điều Việt Nam: Tăng trưởng mạnh mẽ và dự báo sản lượng điều toàn cầu trong năm 2025
- Việt Nam là nguồn cung một loại hạt lớn nhất cho Mỹ, trong khi Campuchia tham vọng là nước xuất khẩu điều hàng đầu
- Không vội vàng mua hạt điều thô
- Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới: Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Mã | Mua | CK | Bán |