Cần cảnh giác và thận trọng với các tổ chức, DN ”thu hồi nợ quốc tế”.
- Ngày đăng: 28-08-2019 14:46:02
- Lượt xem: 729
(27/8/2019) Cần cảnh giác và thận trọng với các tổ chức, DN ”thu hồi nợ quốc tế”.
Thời gian vừa qua, nhất là năm 2018; do tình hình khó khăn của ngành điều; Tranh chấp hợp đồng đã xảy ra khá nhiều giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp các nước. Nhiều doanh nghiệp hiện đang có những khoản nợ không nhỏ, chưa thu hồi được và cũng chưa biết làm cách nào để thu hồi.Hình minh họa
Vì thế, có một số tổ chức, doanh nghiệp đã tìm đến các doanh nghiệp Chủ nợ để chào mời dịch vụ Thu hồi nợ quốc tế. Những Tổ chức, Doanh nghiệp này thường giới thiệu là Thành viên của Tổ chức, Tập đoàn thu hồi nợ quốc tế nhưng giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động tại Việt Nam là Dịch vụ tư vấn tài chính hoặc chỉ là Văn phòng đại diện về thương mại.
Các Hội viên và doanh nghiệp cần hết sức cảnh giác và thận trọng trong giao dịch với các tổ chức, doanh nghiệp này. Vì: Theo pháp luật Việt Nam, “Dịch vụ đòi nợ" là một ngành nghể kinh doanh có điều kiện. Nếu thực sự là Tổ chức, Doanh nghiệp Thu hồi nợ quốc tế thì khi vào hoạt động ở Việt Nam cũng phải được cấp phép và tuân thủ luật pháp Việt Nam. Nếu là doanh nghiệp thành lập ở Việt Nam (Vốn nước ngoài hay Việt Nam) phải tuân thủ theo quy định tại Điều 4 và Điều 13 Nghị định 104/2017/NĐ-CP của Chính Phủ:
1. Chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ mới được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ.
2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài dịch vụ đòi nợ.
(Điều 4)
Mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng).
(Điều 13)
Hiện tại, Vinacas có Hội đồng Hòa giải, giúp Hội viên giải quyết các tranh chấp với đối tác thông qua Hòa giải; Thời gian qua, Hội đồng đã tiếp nhận hàng chục vụ việc và đã Hòa giải thành công một số vụ việc, thu hồi lại tiền cho Hội viên.
Nếu Hội viên có nhu cầu có thể liên lạc qua email: mediators@vinacasvn.org hoặc liên lạc trực tiếp: Ông Trần Hữu Hậu, Ủy viên thường trực Hội đồng Hòa giải Vinacas. Điện thoại, Whatsapp, Zalo, Viber: + 84 903904021
Hội đồng Hòa giải VINACAS
Tags
tin ngành điều tin nganh dieu Cần cảnh giác và thận trọng với các tổ chức DN 8221 thu hồi nợ quốc tế 8221 can canh giac va than trong voi cac to chuc dn 8221 thu hoi no quoc te 8221
Bài viết khác
- 10 dấu ấn nổi bật của ngành Nông nghiệp - PTNT năm 2024
- VINACAS Chào Năm Mới 2025!
- Cà phê, điều cùng đạt những cột mốc mới về xuất khẩu
- Maersk: Tết Nguyên đán, tranh chấp lao động và tắc nghẽn cảng thách thức thị trường vận tải châu Âu năm 2025
- Xuất khẩu nông lâm thủy sản có nhiều cơ hội và dư địa tăng trưởng trong năm 2025
- Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%
- [Infographic] Top 10 thị trường và doanh nghiệp xuất khẩu điều nhân hàng đầu Việt Nam tháng 11/2024
- Xuất nhập khẩu Việt Nam bứt phá: 800 tỷ USD trong tầm tay!
- Mỹ liên tục chốt đơn sản vật đắt đỏ của Việt Nam: thống trị cả thế giới 2 thập kỷ, 90 quốc gia nhanh chân săn lùng
- Nhiều nông sản xuất khẩu về đích sớm
Bảng giá điều
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Quy đổi Gram » Ibs/80kgs
»
Tỷ giá hoán đổi
Mã | Mua | CK | Bán |
Đăng ký nhận bản tin