Bộ Công thương “Giới thiệu thị trường Trung Đông – Châu Phi: Cơ hội giao thương và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa”
- Ngày đăng: 21-12-2018 11:43:55
- Lượt xem: 1.516
Ngày 20/12/2018, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương đã tổ chức thành công Hội thảo quốc tế “Trung Đông và châu Phi: Cơ hội giao thương và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa”...
Bộ Công thương “Giới thiệu thị trường Trung Đông – Châu Phi: Cơ hội giao thương và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa"
Bộ Công thương “Giới thiệu thị trường Trung Đông – Châu Phi: Cơ hội giao thương và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa"
Từ trái qua: Ông Nguyễn Thế Phiệt - Lãnh sự Danh dự CH Bờ Biển Ngà tại Tp.HCM., Ông Tarik Ghozlani - Phó Đại sứ Vương quốc Maroc, Ông Ngô Khải Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi, Bộ Công Thương. Ảnh: Đồng Việt Hòa - ASEAN Times
Ngày 20/12/2018, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương đã tổ chức thành công Hội thảo quốc tế “Trung Đông và châu Phi: Cơ hội giao thương và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa" với sự tham dự của gần 150 doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới còn nhiều tiềm năng là một hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Khu vực Trung Đông – Châu Phi đang được biết đến như một khối thị trường giàu tiềm năng có nhu cầu nhập khẩu cao, không đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng. Dự báo đến năm 2020, Châu Phi sẽ nhập khẩu khoảng 1.200 tỷ USD hàng hóa các loại. Đối với khu vực Trung Đông, kim ngạch nhập khẩu đến năm 2020 dự kiến sẽ lên tới 1.500 tỷ USD. Riêng năm 2016, kim ngạch nhập khẩu của Châu Phi đã đạt khoảng 480 tỷ USD. Dự báo đến năm 2020, Châu Phi sẽ nhập khẩu khoảng 1,200 tỷ USD hàng hóa các loại.
Đối với khu vực Trung Đông, năm 2016, kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 807 tỷ USD và đến năm 2020 dự kiến sẽ lên tới 1,500 tỷ USD. Đây cũng là khu vực có vị trí địa lý chiến lược quan trọng, tiếp giáp với cả ba châu lục Châu Á, Châu Âu và Châu Phi, là địa bàn trung chuyển hàng hóa đi các khu vực xung quanh, đặc biệt Dubai hiện trở thành thị trường trung chuyển hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới.
Từ trái qua: Bà Trần Thị Minh Thu – P. Vụ trưởng, Vụ Tín ngưỡng – Ban Tôn giáo Trung Ương, Ông Fele Abiodun Salisu, Tham tán Phó trưởng ban Đại sứ quán Nigeria tại Việt Nam. Ảnh: Đồng Việt Hòa – ASEAN Times
“Trước thực tế các thị trường truyền thống của Việt Nam đang dần tiến đến độ bão hòa, việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới còn nhiều tiềm năng là một hướng đi cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam.", Bà Hoàng Thị Thu Hiền, Giám đốc Chi nhánh Hà Tĩnh ASEAN Trade Center cho biết.
“Mặc dù có tiềm năng, song nhiều doanh nghiệp còn e ngại và chưa tận dụng được nhiều cơ hội từ thị trường Trung Đông – Châu Phi.", Bà Thu Hiền nhận định.
Từ trái qua: Ông Nguyễn Đức Quản, Chủ tịch UIMEX Viet Nam – Ông Đinh Văn Trung GĐ ASEAN Trade Center – Ông Usman Bashir Ali, Thư ký (Kinh tế & Lãnh sự) Đại sứ quán Nigeria, Bà Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Phó TGĐ Tài chính UIMEX VN, Bà Hoàng Thị Thu Hiền, Giám đốc Khu vực Bắc trung bộ ASEAN Trade Center, Bà Cao Thị Kim-Quy, Chủ tịch EB5 Life, Bà Dương Thị Huân, Phó Chủ tịch UIMEX VN, Ông Fele Abiodun Salisu, Cố vấn Cao cấp (Kinh tế – Chính trị và Lãnh sự) Đại sứ quán Nigeria, Ông Nguyễn Văn Nhân, Giám đốc Truyền thông & Sự kiện ASEAN Trade Center. Ảnh: Đồng Việt Hòa – ASEAN Times
Châu Phi gồm 55 quốc gia, có dân số khoảng 1,3 tỷ người có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu hàng hóa, nhất là nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng. Trong vòng 10 năm trở lại đây, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Đông – Châu Phi từ 2 tỷ USD đã tăng lên gấp 8 lần. “Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các nước trong khu vực Trung Đông, đặc biệt là các nước thuộc khối Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC), nơi áp dụng thuế nhập khẩu thấp từ 0-5% đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài khối.", Ông Ngô Khải Hoàn khẳng định.
Từ trái qua: Ông Nguyễn Thế Phiệt – Lãnh sự Danh dự Bờ Biển Ngà (Cộng hòa Côte d’Ivoire) tại Tp.HCM – Bà Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Phó TGĐ Tài chính UIMEX VN.
“Doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn khi xuất khẩu đến thị trường Trung Đông – Châu Phi, do sự vận chuyển xa khiến giá hàng hóa đẩy lên cao, khó cạnh tranh. Hơn nữa thường không các đối tác ít dùng LC thanh toán (thư bảo đảm tín dụng). Đã có nhiều trường hợp doanh nghiệp ký kết hợp đồng nhưng không thực hiện, ký kết xong lại ép buộc thay đổi điều khoản, có nhiều khi không thu được tiền trong khi hàng đã đến nơi…", Bà Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc UIMEX Vietnam đã có nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam XNK ra thế giới nhận định.
Các doanh nghiệp chụp hình lưu niệm với các diễn giả. Ảnh: Đồng Việt Hòa
Đặng Thúy Nga, BTV/Phóng viên ASEAN Times
Nguồn: ASEAN Times
Bài viết khác
- [Infographic] Top 10 thị trường và doanh nghiệp xuất khẩu điều nhân hàng đầu Việt Nam tháng 11/2024
- Xuất nhập khẩu Việt Nam bứt phá: 800 tỷ USD trong tầm tay!
- Mỹ liên tục chốt đơn sản vật đắt đỏ của Việt Nam: thống trị cả thế giới 2 thập kỷ, 90 quốc gia nhanh chân săn lùng
- Nhiều nông sản xuất khẩu về đích sớm
- Campuchia phê duyệt thành lập trung tâm công nghiệp hạt điều
- Tiểu thương nhộn nhịp chuẩn bị hàng hóa cho mùa lễ hội cuối năm
- Thấy gì qua thống kê về sản lượng và mùa vụ mới nhất của INC?
- Nhiều mặt hàng nông sản Việt xuất hiện trên bàn ăn của người Trung Quốc nhờ chợ online
- Việt Nam góp mặt top 30 nền kinh tế xuất khẩu nhiều nhất thế giới
- Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều nhân chế biến
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Mã | Mua | CK | Bán |