’Có chứng cứ lừa đảo’ trong vụ 36 container điều mất kiểm soát

  1. Ngày đăng: 25-03-2022 08:41:45
  2. Lượt xem: 1.055
1  2  3  4  5
0/5 - 0 Bình chọn - 1055 Lượt xem

(24/3/2022) ’Có chứng cứ lừa đảo’ trong vụ 36 container điều mất kiểm soát

Tham tán thương mại tại Italy cho biết, giấy tờ thu giữ được từ người đến cảng lấy hàng là bộ chứng từ gốc và đây là căn cứ quan trọng để đẩy nhanh việc điều tra.

Trả lời VnExpress ngày 24/3, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Italy Nguyễn Đức Thanh cho biết, tới nay hãng tàu Cosco đã nhận được một bộ chứng từ gốc của một container từ người mua đến lấy hàng. Khi người này tới nhận hàng, các cơ quan chức năng đã giữ lại hàng, không giao. Còn bộ chứng từ sau đó được đem đi kiểm tra và xác nhận là thật.

"Người mua đã lộ diện là kẻ lừa đảo, chiếm đoạt bộ chứng từ gốc bằng cách bất hợp pháp nào đó mà chưa trả tiền cho người bán", ông Thanh nói.

Ông Thanh cho biết, đây chính là chứng cứ đầu tiên và quan trọng để các cơ quan tố tụng của Việt Nam và Italy khởi động nhanh quy trình điều tra vụ việc lừa đảo giá trị lớn của nhóm người nước ngoài với doanh nghiệp Việt.

Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cũng cho rằng dấu hiệu lừa đảo của các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng lộ diện, các chiêu thức trong giao dịch ngân hàng giữa người mua và người bán rất tinh vi. Các bộ chứng từ gốc đã được trả lại theo như phản hồi của ngân hàng bạn, nhưng bằng cách nào đó người mua đã tìm cách để lấy chúng thông qua một đầu mối bất kỳ.


8217 co chung cu lua dao  8217  trong vu 36 container dieu mat kiem soat

36 container bị mất kiểm soát nằm trong lô 100 container điều của 5 doanh nghiệp Việt xuất sang Italy đầu tháng 2. Đồ họa: Tiến Thành

Hiện, hiệp hội vẫn kết hợp với các bên liên quan để hỗ trợ doanh nghiệp. Còn về phía Thương vụ và Đại sứ quán Việt Nam tại Italy, đơn vị này sẽ làm việc với các hãng tàu để lấy lại quyền sở hữu các container cho doanh nghiệp Việt.

Đồng thời, Thương vụ sẽ kết nối với các Việt Kiều tại Italy có kho xưởng để lưu kho với chi phí rẻ; hỗ trợ tìm kiếm các nhà phân phối uy tín ở châu Âu để bán lại lô hàng ngay sau khi họ nắm quyền kiểm soát.

Trong đó, 8 container có chứng từ gốc và đã được doanh nghiệp tái xuất sang Hà Lan ngày 22/3. Đây là số container doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu nhưng kịp thời dừng xuất đi khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo, không gửi các bộ chứng từ gốc hoặc kịp thời đòi lại.

8217 co chung cu lua dao  8217  trong vu 36 container dieu mat kiem soat

14 container điều được tạm giữ tại cảng Genoa (Italy). Ảnh: Thương vụ Việt Nam tại Italy

Các container được cơ quan cảnh sát Italy ra lệnh phong tỏa, không cho bất kỳ ai ra cảng lấy hàng, để doanh nghiệp Việt củng cố chứng cứ nắm lại quyền sở hữu chúng. Nhưng để làm được việc này, bắt buộc doanh nghiệp phải có chứng từ gốc hoặc có phán quyết khẩn cấp của tòa án hay các cơ quan liên quan về quyết định trao trả lại quyền sở hữu cho người bán.

Để nhanh chóng có lại quyền kiểm soát lô hàng, ông Thanh cho rằng, doanh nghiệp cần nhờ luật sư tìm phương án pháp lý hợp lý nhất và đưa các bằng chứng liên quan.

Hiện tình trạng lừa đảo diễn ra ở khắp các nước, ông Thanh khuyên trước khi bán hàng, doanh nghiệp cần thận trọng với các điều khoản của hợp đồng, nhất là điều khoản về thanh toán. Doanh nghiệp cần xác minh đối tác để hiểu hơn về họ. Sau đó, nên liên hệ với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước để được hỗ trợ các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu trước khi ký hợp đồng.

Trước đây, có nhiều hợp đồng xuất khẩu được ký kết nhưng địa chỉ của doanh nghiệp mua ở Italy là giả mạo, khi đến thực tế nơi đó không có văn phòng hoặc công ty rất nhỏ. Trường hợp, những doanh nghiệp không có nhân viên xuất nhập khẩu giỏi ngoại ngữ, nắm chuyên môn ngoại thương, nên thuê nhân sự theo hợp đồng.

Thông thường, các doanh nghiệp xuất khẩu điều làm hồ sơ thanh toán bằng phương thức nhờ thu tiền kèm chứng từ (Documents against Payment - D/P). Đây là hình thức mà bên nhập khẩu chỉ lấy được bộ chứng từ khi đã chuyển vào ngân hàng đủ tiền. Nhưng rủi ro ở đây là bên bán, các doanh nghiệp, thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hàng hóa, chứ chưa thực sự khống chế được việc trả tiền của người mua. Ngoài ra, ngân hàng không có nghĩa vụ phải xác minh tính xác thực của bộ chứng từ.

8217 co chung cu lua dao  8217  trong vu 36 container dieu mat kiem soat

7 bước thanh toán theo hình thức "nhờ thu kèm chứng từ" (D/P) của các doanh nghiệp điều khi xuất khẩu 100 container. Đồ họa: Tiến Thành

36 container mất kiểm soát bắt đầu được phát hiện từ đầu tháng 3 khi các doanh nghiệp xuất khẩu phát hiện nhiều dấu hiệu lừa đảo khi gửi hồ sơ nhờ thu tiền từ ngân hàng Việt Nam đến ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ. Số SWFIT (mã riêng của từng ngân hàng được sử dụng trong các giao dịch liên ngân hàng trên toàn cầu), bị thay đổi nhiều lần.

Sau khi ngân hàng bên mua nhận chứng từ, đối tác mua hàng lại thông báo không đúng thông tin của họ, yêu cầu trả lại bộ chứng từ, nhưng lại không ghi rõ trả theo hình thức nào dù phía ngân hàng Việt Nam đã nhiều lần liên hệ. Một số hợp đồng khác được phía ngân hàng Italy thông báo, hồ sơ gửi chỉ là bản photo, không phải bản gốc, thậm chí là giấy trắng.

Thi Hà - Hoài Thu
Nguồn: VNExpress

Bài viết khác

Bảng giá điều

Bảng giá điều (tạm ngưng)

Quy đổi Gram » Ibs/80kgs
»
Tỷ giá hoán đổi
Mua CK Bán
Đăng ký nhận bản tin