Xuất khẩu điều đặt mục tiêu 3,6 tỷ USD năm 2021
- Ngày đăng: 11-01-2021 13:51:22
- Lượt xem: 159
(09/1/2021) Xuất khẩu điều đặt mục tiêu 3,6 tỷ USD năm 2021
Đó là kế hoạch của Bộ NN-PTNT về xuất khẩu điều, được thông báo tại Hội nghị tổng kết hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học - công nghệ ngành điều năm 2020.
Xuất khẩu điều đặt mục tiêu 3,6 tỷ USD năm 2021. Ảnh: Thanh Sơn.
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), số liệu thống kê của Bộ NN-PTNT, cho thấy, kết quả xuất khẩu điều của Việt Nam năm 2020 đạt kim ngạch 3,188 tỷ USD, bằng 97% về trị giá so với năm 2019 và chiếm khoảng 8,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp Việt Nam năm 2020.
Theo kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2021 của Bộ NN-PTNT, tổng diện tích cây điều của cả nước năm 2021 còn 297 ngàn ha (bằng 99,7% so với năm 2020), sản lượng điều thô đạt 360 ngàn tấn (bằng 107,8%), năng suất bình quân đạt 1,29 tấn/ ha (bằng 107,5%).
Theo kế hoạch xuất khẩu 2021 của Bộ NN-PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu điều sẽ đạt 3,6 tỷ USD (tăng 12,9% so với năm 2020).
Ông Phạm Văn Công, Chủ tịch VINACAS, cho biết, trong bối cảnh còn có những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, tình hình kinh tế, xã hội quốc tế, chủ trương chung của Ban Chấp hành - Ban Thường vụ VINACAS là: tiếp tục kiên trì thực hiện mục tiêu “giữ lượng, tăng chất, tăng giá" trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu điều năm 2021 và các năm tiếp theo.
Về khoa học công nghệ trong ngành điều, ông Nguyễn Xuân Khôi, Phó trưởng ban Khoa học – Công nghệ của Vinacas, cho hay, hiện nay đa số các nhà máy chế biến điều tại Việt Nam đều được cơ giới hóa. Tuy nhiên mức độ cơ giới hóa chưa được đồng bộ và hiệu quả chưa cao.
Do đó, để duy trì lợi thế, tăng tính cạnh tranh, tránh dịch chuyển sản xuất qua các nước có nguồn nguyên liệu dồi dào, các nhà máy chế biến điều tại Việt Nam cần phải có định hướng và thực hiện các giải pháp cần thiết về khoa học công nghệ.
Trong đó, đặc biệt phải tập trung nâng cao chất lượng và đảm bảo ATSVTP trong một số khâu như cắt tách (tỷ lệ nhiễm dầu nhiều), xử lý hồi ẩm... Nếu không sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu nhân điều sản xuất tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp điều Việt Nam cần phải xây dựng việc nhận dạng thương hiệu điều Việt Nam, làm chủ công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, tạo lợi thế cạnh tranh trong sản xuất chế biến điều so với các nước khác…
Một điều rất quan trọng là các nhà máy nên chuyển dịch dần từ chế biến thô sang chế biến sâu để gia tăng giá trị sản phẩm cũng như giá trị thương hiệu điều Việt Nam. Về máy móc thiết bị, hiện nay, các đơn vị chế tạo máy trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng cung cấp thiết bị phù hợp theo yêu cầu cho các nhà máy chế biến sâu.
Thanh Sơn
Nguồn: Báo NNVN
Bài viết khác
- Vì sao giá điều thô trong nước giảm ngay trong mùa cao điểm thu mua của doanh nghiệp chế biến?
- Tác động hiệu ứng lan toả của nền kinh tế Mỹ
- Nghịch lý ở thủ phủ điều Bình Phước: Nhà máy thiếu nguyên liệu, nông dân vẫn trầy trật lo đầu ra
- Bình Phước: Xe container tông xe tải, khu vực cầu Đakia kẹt xe nghiêm trọng
- Tháng 3/ 2021: Giá xuất khẩu hạt điều giảm
- Xuất khẩu hạt điều tăng hơn 13% trong quý I/2021
- Xuất khẩu hạt điều sang các thị trường 2 tháng đầu năm 2021 tăng khá
- Bình Phước: Xuất khẩu điều nhân tăng mạnh, vì sao doanh nghiệp vẫn không vui?
- Quan hệ thương mại Việt Nam và Campuchia tháng 2/2021: Nhập khẩu hàng hóa tăng vọt
- Hạt điều Việt Nam chiếm một nửa thị phần tại Nga
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Mã | Mua | CK | Bán |